Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ngủ ở tư thế nào liên quan đến việc não bộ loại bỏ chất thải, và một số tư thế ngủ sẽ tốt hơn hẳn.
Theo IFL Science, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngủ nghiêng một bên, so với việc nằm sấp hoặc nằm ngửa, sẽ cho phép cơ thể loại bỏ các chất độc hại và dư thừa từ não.
"Thật thú vị khi tư thể nằm nghiêng khi ngủ lại là một tư thế rất phổ biến đối với cả con người và động vật – ngay cả trong môi trường hoang dã – và chúng ta đã dần thích nghi với tư thế ngủ này để có thể thải các chất độc được tạo ra từ não khi chúng ta còn thức một cách hiệu quả nhất" –Lời chia sẻ của Maken Nedergaard, đến từ trường đại học Rochester tại Mỹ, cũng tham gia vào cuộc nghiên cứu.
Các nhà khoa học đã sử dụng "độ tương phản động" cộng hưởng từ (MRI), sử dụng một loại hóa chất đặc biệt để cải thiện sự xuất hiện của cấu trúc nội bộ, để có thể hình dung ra được cách hoạt động của não.
Đây là hệ thống mà trong đó dịch não tủy (CSF), một dạng chất lỏng ở trong não, được lọc qua não và chuyển đến các dịch kẽ (ISF), dạng chất lỏng có thể tìm thấy ở xung quanh tất cả các tế bào khác trong cơ thể. Điều này cho phép các hóa chất và chất thải tích tụ trong não bị loại bỏ, ví dụ như beta amyloid và tau protein, hai loại chất có liên quan với bệnh Alzheimer và Parkinson.
Chúng ta đều biết rằng quá trình này xảy ra hiệu quả hơn trong lúc chúng ta ngủ. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng ngủ giúp loại bỏ chất amyloid beta từ não bộ, nhing nghiên cứu này lại cho thấy rõ ràng vị trí và tư thế ngủ của chúng ta cũng ảnh hưởng đến sư loại bỏ này. Nhóm nhiên cứu đã thử nghiệm gây mê chuột, và sau đó theo dõi hiệu quả vận hành của não bộ chuột khi loài gặm nhầm này ngủ với một trong ba tư thế: nằm nghiêng (hai bên), nằm ngửa và nằm sấp.
"Các phân tích đã cho ra kết quả nhất quán rằng việc loại bỏ chất thải từ não diễn ra hiệu quả nhất khi nằm nghiêng khi so sánh với nằm ngửa và nằm sấp". Giáo sư Helene Benveniste, đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Neuroscience, đã giải thích "Bởi vì phát hiện này, chúng tôi đề xuất rằng các tư thể ngủ và chất lượng giấc ngủ nên được xem xét chuẩn hóa trong tương lai để có thể tối ưu hóa việc vận chuyển các chất CSF-ISF ở cơ thể con người".
Điều thú vị là hầu hết các loài có vú thường hay có xu hướng ngủ nghiêng một bên, dù là chó, mèo hay thậm chí là voi, mặc dù các nghiên cứu cho rằng hành vi ngủ của động vật, bao gồm động vật hoang dã cũng bị ảnh hưởng bởi sự tranh đấu tồn tại, do đó có thể hành vi ngủ của chúng khác với của con người.
Khi nghiên cứu này được thử nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu không chắc rằng kết quả có diễn ra tương tự đối với con người hay không, nhưng rõ ràng rằng cả người và loài gặm nhấm này đều có xu hướng ngủ nghiêng một bên, và điều này mang ý nghĩa khá lớn cho cuộc nghiên cứu này.
"Có nhiều loại bệnh mất trí nhớ có liên quan đến vấn đề rối loạn giấc ngủ, bao gồm việc cảm thấy khó ngủ", Nedergaard kết luận. "Người ta ngày càng thừa nhận việc rối loạn giấc ngủ có thể gây ra chứng mất trí nhớ trong bệnh Alzheimer. Phát hiện của chúng tôi mang lại cái nhìn mới về chủ đề này bằng cách chỉ ra rằng tư thế ngủ của bạn cũng vô cùng quan trọng"./.
Theo VNReview/VOV.VN