Cập nhật: 14/09/2016 08:43:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Có đến gần 90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm phụ khoa, trong đó phần lớn mắc bệnh viêm âm đạo. Tỷ lệ mắc bệnh tăng từ 15-27% hàng năm, trong đó, viêm nhiễm tái phát chiếm 11% (thống kê của Bộ Y tế). Viêm âm đạo tái đi tái lại nhiều lần là điều kiện thuận lợi gây viêm cổ tử cung, viêm dính vòi trứng gây vô sinh và ung thử cổ tử cung….


Viêm âm đạo là gì

Viêm âm đạo là tình trạng nhiễm trùng tại âm đạo do các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, vi nấm hay ký sinh trùng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm còn có thể do đáp ứng dị ứng hoặc kích ứng với các chất như kem diệt tinh trùng, bao cao su, xà phòng hay do dùng thuốc thụt rửa âm đạo bừa bãi.

Biểu hiện của viêm âm đạo:

Bình thường trong âm đạo luôn có dịch tiết gọi là khí hư. Khí hư sinh lý là chất dịch màu trắng, không hôi, không ngứa, thường tiết ra nhiều trong những ngày rụng trứng (giữa chu kỳ kinh). Trong huyết trắng có rất nhiều loại vi khuẩn, chiếm đa số là Lactobacillus (trực trùng Gram +) giúp ổn định pH môi trường âm đạo, ngăn cản sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Khí hư sinh lý không cần  điều trị.

Khi khí hư có mùi hôi, có màu và gây khó chịu (rát, ngứa), đau rát khi quan hệ… đó là triệu chứng bệnh lý do viêm âm đạo, nên đi khám để điều trị kịp thời.

Tại sao viêm âm đạo tái phát nhiều lần?

Viêm âm đạo lặp lại nhiều lần trong một năm có thể là do bệnh cũ tái phát hay tái nhiễm vì các lý do sau:

- Do bệnh chưa được điều trị dứt điểm: Trong thời gian điều trị, người bệnh thấy các triệu chứng bệnh giảm, nghĩ là bệnh đã khỏi nên ngừng uống thuốc, hoặc đã dùng hết thuốc nhưng không tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ. Do vậy, mầm bệnh vẫn không được điều trị đứt điểm.

- Do nhờn thuốc: người bênh tự ý mua thuốc theo đơn đầu của bác sĩ để điều trị cho những lần tiếp theo mà không tái khám, do đó bệnh không khỏi do vi khuẩn đã nhờn thuốc.

- Do tái nhiễm: Khi viêm âm đạo do một số tác nhân như nấm, trùng roi, lậu cầu, Chlamydia…, nếu người chồng không điều trị cùng sẽ là nguồn truyền bệnh sang vợ, tạo nên tình trạng viêm nhiễm tái phát nhiều lần.

- Do sử dụng kháng sinh lâu ngày: Trong quá trình điều trị viêm âm đạo cần thiết phải sử dụng các thuốc đặc trị đặt âm đạo, hoặc uống là các kháng sinh diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu cầu…. Tác dụng phụ của kháng sinh khi dùng lâu ngày là diệt cả các vi khuẩn có lợi sống thường trú trong âm đạo, làm pH âm đạo thay đổi, làm giảm khả năng tự bảo vệ của hệ sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tiếp tục xâm nhập gây viêm trở lại.

Vì vậy để diệt các tác nhân gây bệnh một cách triệt để, khi cần dùng kháng sinh lâu dài, nên sử dụng các kháng sinh có nguồn gốc thực vật. Kháng sinh nguồn gốc thực vật từ từ tiêu diệt vi khuẩn, vi rút, nấm… mà ít ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo.

Và cần thiết phải bổ sung ngay lượng vi khuẩn có lợi đã bị tiêu diệt sau khi dùng thuốc đặc trị. Phương pháp này giúp cân bằng pH âm đạo, tăng cường sức đề kháng, phục hồi lại cơ chế bảo vệ tự nhiên của đường sinh dục, giúp chị em thoát khỏi tình trạng viêm phụ khoa tái phát khó điều trị dứt điểm

Giải pháp điều trị triệt để

Để điều trị dứt điểm viêm âm đạo, cần phải thực hiện triệt để các bước như sau:

- Cần khám kịp thời và điều trị các tác nhân gây viêm bằng kháng sinh đặc trị.

- Để diệt các tác nhân gây bệnh triệt để, khi cần sử dụng kháng sinh lâu ngày nên sử dụng kháng sinh có nguồn gốc thực vật như Trinh nữ hoàng cung, hoàng bá, khổ sâm, dây ký ninh…Kháng sinh thực vật từ từ loại bỏ tác nhân gây bệnh triệt để mà ít ảnh hưởng cơ chế bảo vệ tự nhiên của hệ sinh dục nữ.

-  Giảm tình trạng tái nhiễm, tái phát bằng cách bổ sung lượng vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt do dùng kháng sinh đặc trị hoặc do các nguyên nhân khác. Những dưỡng chất quan trọng như immune gamma giúp cơ thể sản sinh hiệu quả hệ lợi khuẩn này.

-  Vệ sinh phụ khoa hàng ngày đúng cách bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có PH = [4-6], có khả năng kháng khuẩn chống viêm hiệu quả nhưng phải nhẹ dịu, không gây kích ứng

-   Sinh hoạt tình dục an toàn, cách ly nguồn lây nhiễm.

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm