Cập nhật: 30/09/2016 10:21:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Bánh tẻ Tứ Yên có hương vị riêng bởi một bí quyết lưu truyền từ xa xưa tới nay; ấy là "nước năng để ráo bánh. 

Nguyên vật liệu gồm có: gạo tám, nhân bánh (thịt ba chỉ, hành lá, mộc nhĩ băm nhỏ, sào với mắm, muối, hạt tiêu), lá dong, nước nẳng. Nước nẳng được chế biến từ các loại cây xẻ ba, cây gai, cây bưởi, cây sắn, tầm gửi cây dọc, cây mít, chã vừng, chã ngô, mỗi thứ một ít phơi khô rồi đốt trên sân gạch vào khoảng giữa tháng chạp ta khi heo may cuối năm đổ về, sẽ được một thứ tro; tro này đem đần bỏ những phần chưa cháy hết rồi đổ vào một vại nước khoảng 10 lít ngâm; 10-15 ngày sau chất nước trong ra thì dùng được. Để phân biệt độ mặn nhạt của nước nẳng, các bà, các mẹ có kinh nghiệm dùng một miếng cau + một lá trầu không giã nhỏ thả vào bát nước nẳng: nếu màu nước đỏ tươi là được nẳng; nếu đỏ vừa là nhạt nẳng, phải lấy một ít nước vôi trong hoà thêm vào nước nẳng cho vừa. Nước nẳng có tác dụng như hàn the, nhưng không độc hại, làm cho bánh dẻo dai, giòn...

Gạo tẻ giã thành bột. Lấy nước nẳng gột đều cho ướt rồi đem vào cối giã gọi là lèn bánh, lèn càng nhiều, bánh càng dẻo dai. Lấy bột đã lèn cho vào nồi bóp đều; tiếp tục cho nước nẳng với liều lượng một phần bột + một phần nước quấy cho bột hoà đều. Đun nhỏ lửa, hai tay dùng đũa cái đảo đều để bột khỏi cháy. Khi bột đã sột sệt thì bắc ra, múc đần sang lá dong ngay khi còn nóng. Cho nhân vào giữa gói lại: Hai tay lăn đều cho bánh tròn và dài độ 15-20cm (khoảng một cỡ tay từ cổ tay đến đầu ngón tay giữa là được), dùng tay bẻ hai đầu lá dong gập lại (để khi sợi, bột bánh không chạy ra ngoài) rồi lấy lạt buộc tròn quanh bánh. Gói xong, xếp bánh vào chỗ, sôi cách thuỷ khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ là bánh chín.

 

ST

Tệp đính kèm