Cập nhật: 21/06/2017 15:12:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Chúng tôi đến thôn Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc vào một ngày nắng. Điều đầu tiên đập vào mắt chúng tôi – PV khi đặt chân đến địa phương này chính là nhựa và nhựa. Nhựa ( tái chế) được cho vào bao tải, để nguyên trạng rồi bày đặt khắp nơi từ trong nhà, ngoài sân và đường đi chất cao thành đống. Tất cả những vật dụng, đồ đạc làm từ nhựa đã bị hỏng, vỡ hay qua sử dụng đều được thu mua do cu về và bày bất cứ chỗ nào có khoảng trống.

Nhựa được chất cao như núi ngay trên đường.

Dạo quanh một vòng thôn Đông mẫu chỉ toàn thấy nhựa, nhà nhà làm nhựa người người làm nhựa. Chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp nhưng bất cứ chỗ nào chống đều dùng để đặt nhựa. Từ những bao tải túi bóng, chai nhựa đựng nước, ống nước, vỏ ti vi, thùng hàng… đều được thu mua đồ cũ về. Tiếng ì ạch của những chiếc máy nghiền nhựa liên tục chạy, những đống hạt nhựa được đem phơi ra đường thành bãi như phơi lúa.

Anh Nguyễn Văn Lợi làm nghề nhựa đồ cũ tái chế cho biết: “Nhà tôi làm nhựa cách đây 3 năm rồi, lúc ban đầu chỉ thu mua nhỏ lẻ như kiểu thu mua sắt vụn ấy nhưng bây giờ mình không phải đi thu mua nữa mà được ô tô chuyển về từ các tỉnh khác. Bây giờ, ô tô chở nhựa được thu gom từ các tỉnh khác như Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Ninh… về tận nhà. Công việc của chúng tôi là tẩy rửa, sơ chế rồi nghiền thành hạt nhỏ đóng gói và được đầu mối về tận nhà thu mua đồ cũ”.

Một người thợ đang phơi nhựa.

Nhựa sau khi được thu mua về được tẩy rửa qua bằng nước sau đó phân loại. Sau khi phân loại, nhựa được cho vào máy nghiền bằm thành miếng nhỏ (vẩy nhựa) hay nghiền nhỏ (hạt nhựa). Tại giai đoạn này, nhựa thường trộn lẫn với các chất bẩn, dính các nhãn bao bì,… Vì thế, những người làm nhựa phải rửa sạch trong bồn nước sau đó đem phơi khô.

Hạt nhựa này có thể đem đi ban do cu cho các nhà sản xuất khác và được chuyên chở đi khắp nơi. Ví dụ: “hạt nhựa này được kéo thành sợi để sản xuất những sản phẩm như vải len nhân tạo, làm thảm hay sản phẩm giả gỗ dùng trong công nghiệp, xây dựng, hay làm ngói, gạch hoặc tấm lót sàn”. Nhiều công ty có nhu cầu nhựa tái chế sẽ về mua và chuyên chở bằng xe tải để sử dụng vào những mục đích khác nhau.

Từ những vật dụng hỏng, vỡ đã quá sử dụng được coi là phế liệu và ban do cu với giá rẻ mạt nhưng khi đã chải qua quá trình sơ chế người dân địa phương này đã biến chúng thành vật có giá trị tăng gấp nhiều lần. Người dân vẫn gọi làm nhựa là nghề “một vốn bốn lời” bởi 1kg nhựa chưa qua tái chế và đã tái chế có giá chênh lệch gấp 3 – 4 lần.

Dân càng giàu, môi trường càng ô nhiễm

Nhựa và các phế phẩm được làm từ nhựa sau khi đã qua sử dụng đều được thu mua thanh ly do cu về làng Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. Địa phương này có thể nói là nơi tập trung nhiều nhựa (tái chế) nhất miền Bắc.

Bằng việc sử dụng và tái chế những vật dụng được là từ nhựa bị bỏ đi thành sản phẩm có giá gấp nhiều lần giúp kinh tế gia đình và địa phương ngày càng khấm khá. Nếu ai đã từng qua đây chục năm về trước chắc không thể ngờ một làng quê bao năm nghèo đói. Vậy mà giờ đây, nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang mọc lên như nấm sau mưa, nhiều người tuổi trẻ thành đạt sắm được cả ôtô con, xe tải… Việc đưa làng nghề về địa phương vừa là nghề làm giàu chính đáng cho hộ gia đình và tạo công ăn việc làm cho nhân dân.

Chị Nguyễn Thị Hoa chủ một xưởng làm nhựa tái chế cho biết: “Nhà em nhận đơn đặt hàng của một nhà máy ở Bắc Ninh hơn 5 tấn hạt nhựa vì vậy mà phải làm nhanh để kịp giao hàng. Trong xưởng em thuê 3 người rồi nhưng vẫn tìm thêm mấy người nữa để làm cho kịp. Làm nghề này tuy vất vả nhưng lợi nhuận cao gấp mấy lần làm ruộng nên vợ chồng em mới làm. Không như mấy năm trước làm ruộng mà chẳng đủ ăn, ở chỗ em nhiều nhà bỏ không làm ruộng nữa ai cũng làm nhựa hết cả”.

Những ngôi nhà cao tầng mọc lên như nấm.

“Hiện tại, trong xưởng có 4 người làm, công việc cũng không có gì là vất vả cả chỉ là phân loại nhưa, rửa qua nước, phơi cho khô và tối thì thu lại thôi. Mỗi ngày công là 90.000 đồng, họ chỉ làm tranh thủ lúc mùa vụ nông nhàn thôi đến lúc đó là xưởng nhà em lại bận túi bụi”. Chị Hoa cho biết thêm.

Từ việc tái chế nhựa để tạo ra lợi nhuận, kinh tế của rất nhiều gia đình ngày càng trở nên khấm khá hơn. Những ngôi nhà khang trang mọc lên, nhiều ô tô, xe tải được mua thanh lý đồ cũ về là bằng chứng cho việc nghề làm nhựa tái chế đã giúp người dân ở địa phương này giàu lên

Nhưng việc làm giàu của người dân địa phương cũng khiến cho môi trường trở nên ô nhiễm bởi nhựa và nước thải trong quá trình sản xuất hạt nhựa không qua xử lý mà được đổ thải trực tiếp ra môi trường. Từng ấy thời gian, môi trường trở nên ô nhiễm, nồng nặc nhưng chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng không động thái gì?

Ở Hà Nội, khách hàng có thể tìm mua bán đồ cũ đồ nội thất cho nhà hàng, quán ăn như thanh lý bàn ghế nhà hàng, quầy bar, đồ trang trí,vv… Đồ nội thất văn phòng, các thiết bị bếp công nghiệp inox, đồ nội thất gia đình. Khách hàng có nhu cầu mua đồ đã qua sử dụng vui lòng liên hệ chợ đồ cũ thưởng thưởng:

 

 

Sưu tầm

 

Tệp đính kèm