Cập nhật: 14/07/2017 14:30:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Lousiana, Baton Rouge (Mỹ) công bố trên Tạp chí Respiratory Research cho thấy tiếp xúc với khói thuốc lá trước khi sinh có thể ảnh hưởng đến phổi của trẻ khi đến tuổi trưởng thành.

Phơi nhiễm khói thuốc trước khi sinh, ảnh hưởng phổi của trẻ khi trưởng thành

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã trích dẫn bằng chứng rõ ràng rằng con cái hít phải khói thuốc thụ động khi còn trong bụng mẹ dẫn đến thay đổi chức năng của phổi và gia tăng các vấn đề về hô hấp, ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi khiến trẻ sơ sinh nhẹ cân. Để kiểm tra điều này, nhóm nghiên cứu đã phân tích những con chuột đang mang thai và cho nhóm 1 tiếp xúc với khói thuốc thụ động trong không khí và nhóm chuột thứ 2 hít thở không khí trong lành. Khi chuột con được sinh ra và đến 15 tuần tuổi, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các bài kiểm tra về phổi bao gồm: đo chức năng phổi, các xét nghiệm về tổn thương mô và phân tích phân tử sau đó so sánh kết quả những con chuột bị phơi nhiễm khói thuốc với những con chuột không bị phơi nhiễm. Kết quả cho thấy những con chuột con của nhóm 1 có những thay đổi trong phổi dẫn đến tổn thương mô, biến đổi gene - được gọi là alpha - 1 - antitrypsin, đồng thời thiếu protein mà gene mã hóa dẫn đến tăng nguy cơ khí phế thũng. Tác giả chính - TS. Arthur Penn, Đại học Bang Louisana cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra những bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng tử cung tiếp xúc với khói thuốc thụ động có hậu quả dai dẳng và đáng kể đến hệ hô hấp dẫn đến các bệnh về phổi khi chuột trưởng thành”.

 

Theo Quốc Cường /suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm