Quá trình diệt tế bào ung thư mới trong các thử nghiệm đã loại trừ hoàn toàn khối u ở các mô hình thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã tìm ra quy trình gây chết các tế bào ung thư mới
Nhóm các nhà nghiên cứu người Anh tin rằng phương pháp mang tính đột phá này giúp thu nhỏ khối u hiệu quả hơn so với bất kỳ phương pháp điều trị hiện có khác - chẳng hạn như hóa trị.
Quá trình diệt tế bào ung thư mới được gọi là quá trình chết tế bào độc lập với caspase (CICD) trong các thử nghiệm đã loại trừ hoàn toàn khối u ở các mô hình thí nghiệm.
Các nhà khoa học tin rằng nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature Cell Biology, là bước đột phá trong điều trị ung thư.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Stephen Tait, từ Đại học Glasgow, cho biết: "Chúng tôi đã xác định được phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư mới gọi là CICD, đây là quá trình thú vị và có hiệu quả hơn (so với các phương pháp hiện tại)".
Hiện nay, hầu hết các liệu pháp điều trị ung thư - hóa trị, xạ trị và liệu pháp miễn dịch – tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua quá trình 'apoptosis' kích hoạt các protein caspases, gây chết tế bào.
Nhưng trong quá trình gây chết tế bào, các liệu pháp thường không thể tiêu diệt hết tất cả các tế bào ung thư, dẫn đến tái phát bệnh và có các phản ứng phụ không mong muốn, thậm chí có thể thúc đẩy ung thư phát triển.
Các nhà khoa học tại Đại học Glasgow muốn cải thiện liệu pháp tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời giảm thiểu các tác hại không mong muốn.
Tiến sĩ Tait, thuộc Viện nghiên cứu khoa học về ung thư Beatson ,Anh, cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kích hoạt quá trình CICD chứ không phải quá trình gây chết tế bào thường , thường dẫn đến sự thoái lui hoàn toàn của khối u. Đặc biệt là trong điều kiện đáp ứng một phần điều trị, dữ liệu của chúng tôi cho thấy gây ra CICD đặc hiệu cho khối u, có thể là một cách hiệu quả hơn để điều trị ung thư."
Không giống như quá trình gây chết tế bào, apoptosis, dạng gây chết tế bào “im lặng” khi các tế bào ung thư chết qua CICD, chúng cảnh báo hệ miễn dịch qua giải phóng protein viêm.
Hệ miễn dịch sau đó có thể tấn công các tế bào khối u còn sót lại sau điều trị ban đầu.
Các nhà nghiên cứu sử dụng các tế bào ung thư đại trực tràng trong phòng thí nghiệm để chứng minh lợi ích của việc tiêu diệt các tế bào ung thư thông qua CICD, những lợi ích thu được tương tự đối với các dạng ung thư khác.
Tiến sĩ Tait nói thêm: "Về cơ bản, cơ chế này có khả năng cải thiện đáng kể hiệu quả của liệu pháp điều trị ung thư và giảm tác hại không mong muốn”.
Theo BS. Tuyết Mai/suckhoedoisong.vn