Cập nhật: 26/11/2019 11:01:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

“97% trẻ em bị nhiễm độc bởi các sản phẩm phụ của nhựa” – Kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu vừa được thực hiện bởi Bộ Môi trường Đức và Viện Robert Koch.

Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thực hiện lấy mẫu máu và nước tiểu của 2500 trẻ em, trong độ tuổi từ 3 đến 17 để xét nghiệm. Kết quả thu được thực sự rất đáng báo động: 97% các mẫu máu và nước tiểu đều cho thấy sự hiện diện của các hóa chất độc hại, có nguồn gốc từ sản phẩm phụ của nhựa.

Trên thực tế, không cần phải đến khi nghiên cứu này được công bố, chúng ta cũng có thể nhận ra rằng, trẻ em – đặc biệt là trẻ nhỏ - đang hàng ngày tiếp xúc với quá nhiều đồ nhựa, từ đồ chơi cho đến các vật dụng trong nhà.

 

Nhà khoa học Marike Kolossa-Gehring, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã cho thấy rõ rằng, việc tăng cường sử dụng các loại đồ nhựa trong cuộc sống tỉ lệ thuận với nồng độ các hóa chất có nguồn gốc từ nhựa bên trong cơ thể. Đặc biệt, các trẻ nhỏ tuổi nhất, vốn là đối tượng nhạy cảm nhất, lại đang bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi thực trạng lạm dụng đồ nhựa này.”

Được biết trong nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung phân tích sự hiện diện của 15 sản phẩm phụ của nhựa bên trong các mẫu máu/mô. Một trong số những sản phẩm phụ này là perfluorooctanoic acid, chất thường được sử dụng trong sản xuất chảo chống dính, áo quần. Đáng chú ý perfluorooctanoic acid đã được chứng minh là có khả năng gây ung thư trên động vật. Vào năm 2020, lệnh cấm của EU đối với perfluorooctanoic acid cũng sẽ bắt đầu có hiệu lực. 

Theo Minh Nhật/dantri.com.vn

 

Tệp đính kèm