Lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể.
Quá trình này khởi đầu ngay từ khi chúng ta được sinh ra và diễn tiến ngày một nhanh khi tuổi càng cao. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi (NCT). Khi tuổi càng cao các van tim ở NCT cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và hóa vôi. Trong đó, van động mạch chủ thường bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên bệnh van tim NCT, chính vì điều này mà khi về già chúng ta dễ mắc các bệnh tim mạch.
Các dấu hiệu thường gặp
Choáng váng khi bước ra khỏi giường: Hay chóng mặt vào buổi sáng (huyết áp thế đứng thấp) nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, Parkinson, trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Ngoài ra, chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch (đặc biệt là xơ vữa động mạch) là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.
Khó thở: Khó thở có thể là do vận động quá sức hoặc lo lắng về việc gì đó. Nhưng đôi khi khó thở là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẽn mạch máu trong phổi hoặc đang lên cơn đau tim, trụy tim. Bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng, nó khiến người bệnh phải thở gấp do thiếu không khí hoặc cảm thấy rất khó chịu. Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Đau thắt ngực: Là triệu chứng của thiếu máu và nhồi máu cơ tim. Người bệnh có cảm giác như bị đè nặng hoặc đau nhói. Nhiều lúc có cảm giác nóng rát, tức ngực, gây cảm giác khó thở. Cơn đau thường lan tỏa xuyên qua lồng ngực ra phía sau, lên phía hai vai hoặc dọc cánh tay. Ngoài ra, bệnh nhân thường thấy hồi hộp, hẫng, hụt hơi, mệt kèm theo chóng mặt, hoảng hốt và những cơn đau tim nhẹ.
Trường hợp điển hình là khi gắng sức hay xúc động, bệnh nhân sẽ có cảm giác bị đè nặng như bóp nghẹt giữa ngực, có thể thấy tê cả hàm hay tay trái, kéo dài vài phút, kèm theo khó thở hay vã mồ hôi. Nếu ngưng gắng sức và nghỉ ngơi thì triệu chứng sẽ hết trong vài phút. Nhồi máu cơ tim là mức độ nặng nhất, khi đó mạch máu nuôi tim bị tắc hoàn toàn. Biểu hiện cũng là đau thắt ngực nhưng mức độ dữ dội hơn và kéo dài hơn 30 phút. Đây là tình trạng cấp cứu, cần nhập viện càng sớm càng tốt mới điều trị thành công.
Tuy nhiên, cũng có những người bệnh tim mà không hề có dấu hiệu đau thắt ngực. Nhưng khi được đo nhịp tim bằng điện tâm đồ thì họ vẫn mắc những bệnh tim mạch.
Suy tim: Tim bị suy yếu không bơm máu đến các cơ quan đầy đủ, người bệnh sẽ thấy mệt khi vận động. Ngoài ra, máu bị ứ lại ở phổi sẽ gây khó thở khi gắng sức, ứ lại ở gan gây đau ở sườn bên phải, ứ lại ở chân gây sưng phù mu bàn chân.
Loạn nhịp tim: Các loại rối loạn nhịp tim đều gây triệu chứng tương tự nhau: hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi gây chóng mặt và ngất xỉu. Nếu tự sờ mạch ở tay hay cổ, người bệnh cũng có thể biết nhịp tim không đều. Để chẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần phải đo điện tâm đồ. Ở NCT, bệnh có thể không có triệu chứng, nhiều khi rối loạn nhịp tim xảy ra thành từng cơn, do đó để chẩn đoán có thể cần phải gắn máy ghi điện tim liên tục cả ngày (gọi là máy Holter).
Làm gì để phòng tránh bệnh?
Để phòng bệnh tim mạch, cần ngưng hút thuốc lá vì trong thuốc lá có chất nicotin có khả năng làm giảm oxy trong máu và tổn thương niêm mạc của các mạch máu.
Đối với NCT cần thường xuyên kiểm soát huyết áp và mức huyết áp tốt nhất là dưới 120/80mm/Hg. Kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng cholesterol, kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nên tập từ 30-60 phút mỗi ngày để chống lại tác nhân gây rối loạn nhịp tim và duy trì một trọng lượng cơ thể cân đối, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chế độ ăn lành mạnh cũng là một biện pháp thiết thực để phòng bệnh tim mạch, NCT nên thực hiện chế độ ăn 2 lần/ngày hoặc hơn các loại trái cây, rau và ngũ cốc. Chế độ ăn ít chất béo bão hòa và natri có thể giúp kiểm soát cân nặng, huyết áp và cholesterol.
Theo suckhoedoisong.vn