Cập nhật: 22/07/2020 10:00:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Việt Nam là một đất nước có bờ biển trải dài hơn 3000 km nên không những có nền nông nghiệp lâu đời mà còn có nền ngư nghiệp giàu truyền thống.

Hầu hết các làng ven biển đều có tín ngưỡng thờ thần biển và nghi thức cầu ngư đầu mùa cá. Nếu đặc trưng của miền nam là thờ cá Ông và người Hoa thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu thì người Bắc lại thờ Đại Càn, Độc Cước, Lạc Long Quân, Mẫu Thoải làm thần bảo hộ trên biển. Thì ngư dân làng Hưng Long xã Đông Long huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình và cộng đồng ngư dân hay huyện Tiền Hải - Thái Thuỵ lại thờ một vị thuỷ thần thuần Việt đó là ông Hoàng Bơ. Tương truyền ông là một trong số mười vị hoàng tử thuỷ quan con Vua Cha Bát Hải được phong làm Đông Hải Phúc Thần trấn ngự vùng cửa biển Trà Lý - Ba Lạt bảo hộ cho ngư dân và hàng hải trên biển Đông.

Không biết truyền thuyết và ngôi đền xuất hiện từ bao giờ nhưng bao đời nay người dân quanh vùng vẫn phụng thờ và gìn giữ được lễ hội cầu ngư rất độc đáo hàng năm đều được tổ chức rất long trọng. Lễ hội được tổ chức từ 10 - 15 tháng 6 âm lịch hang năm với mục đích để kỷ niệm ngày sinh của đức Thánh Hoàng Bơ Thoải nhưng thực chất là lề hội cầu phúc cầu ngư cầu bình an trước mùa cá mùa mưa bão. Đối với ngư dân việc tôm cá đầy khoang rất quan trọng nhưng việc bình an trở về mỗi lần vào lộng ra khơi còn quan trọng gấp bội. Họ quan niệm "một ngày đàng không bằng một gang nước". Nên lễ hội được người dân rất quan trọng và sốt sắng từ đầu tháng 5 âm lịch các cụ lão làng và nhân dân đã rục rịch chuẩn bị bố trí sắp xếp công việc để chuẩn bị cho lễ hội. Ngày 25/5 âm lịch làng họp để bầu ban tổ chức lễ hội và chọn các ông Trùm bà Chương. Các ông Trùm bà Chương phải là người có độ tuổi từ 50 - 60 gia đình hoà thuận không có đại tang làm ăn khá giả có điều kiện kinh tế.

Các ông trùm và chương có nhiệm vụ tuyển chọn ( kén) các trai cờ, trai kiệu quan viên chấp sự cho lễ hội và việc rước Thánh. Ngày 1/6 cáo yết tất cả các đình đền chùa miếu của chín làng trong hàng tổng xưa kia. Đồng thời kén nhà Chứa nhà chứa cũng phải là những gia đình song toàn, một nhà chứa làm nhiệm vụ làm cây lộc cho làng, một nhà chứa làm nhiệm vụ sửa cỗ tế Thánh cho làng, một nhà tư văn để viết văn tế. Và một đôi vợ chồng Trạo Công thực hiện nghi lễ ( đả ngư) đánh cả thờ cho làng Ngày 9/6 các ông Trùm bà Chương đưa quân ra trình Thánh và lễ tập. Sáng 11 tế nhập tịch các nhà chứa và tư văn trạo công sửa lễ ra trình Thánh. Hội ngư dân góp tiền tiêu biện gửi cho các nhà chứa sửa lễ. Chiều 11 làng đem kiệu long đình và nghi trượng đến nhà tư văn rước văn tế về đền rước vào an vị giá văn trong cung Thánh. Sáng 12 làng đem nghi trượng đi rước cây lộc từ nhà chứa về đền. Chiều 12 đúng giờ Mùi nước lên các ông Trùm bà Chương vào đền cáo yết Thánh nhận cờ lệnh dàn quân trên đê Hàng Tổng sau khi dàn quân xong trên đê chấp hiệu ngoại điểm 3 hồi trống khẩu thì trong đền chấp hiệu nội cho nổi chuông trống đốt hương kiểm hiệu phù giá sắp hai hàng bên cửa cung các quan viên chức sắc vào làm lễ bái yết thỉnh Thánh lên kiệu.

Khi rước long ngài bài vị Thánh lên kiệu thì trong đền nổi một hồi trống hiệu khởi giá. Ngày trước thì bắn pháo thăng thiên làm hiệu ngoài cửa biển vợ chồng Ngư Phủ Trạo Công được làng chọn bắt đầu thả lưới đánh cá thờ. Tất cả thuyền bè đánh cá và khai thác ngư nghiệp đều nghỉ làm tập trung về bến An Long cọ rửa sạch sẽ và cắm cờ trang hoàng trên mỗi thuyền đều bày một mâm lễ.

Khi kiệu rước tới bến An Long thì tất cả xuống thuyền đoàn thuyền tiến ra sông Trà Lý rồi ra biển đến đoạn giao nhau giữa sông Lân và sông Trà Lý ngoài cồn Tiên thì dừng lại căc nhà sư cúng khoa Cấp Thuỷ và Khao Thuỷ thần Hà Bá rồi lấy nước và quay trở về bến An Long để tiếp tục rước bộ về đền. Ngoài cửa biển khi đoàn thuyền quay về thì Ngư Phủ bắt đầu kéo lưới toàn bộ số cá tôm đánh được đem theo đường lạch láng trở về đền. Sau khi đoàn rước trở về đền choé nước rước vào nội cung thì làng bắt đầu kiểm tra số cá thờ đánh được nhiều hay ít thì dân làng đều tin rằng năm đó được mùa cá hay không và đem số cá đánh được đi làm cỗ cúng. 12h đêm sau khi mục dục tượng Thánh và phong đại triều nghi thì rước cỗ cá thờ lên cúng để cầu một năm tôm cá bội thu sóng yên biển lặng. Lúc này toàn bộ ngư dân đem mái chèo vào tạ thánh vào chèo hầu. Có thể nói tục cấp thuỷ cầu ngư trong lễ hội làng Hưng Long là một lễ tục rất đặc sắc của cư dân miền duyên hải Bắc Bộ hằng năm lễ hội thu hút hàng vạn khách du lịch thập phương đến thăm quan chiêm bái và cầu nguyện. Đền và lễ hội còn là một trung tâm bảo tồn thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt. Con đường rước nước của đoàn thuyền xuyên qua khu rừng ngập mặn ven biển vùng đệm của khu bảo tồn và dự trữ ainh quyển thế giới Xuân Thuỷ khiến du khách tưởng như mình đang được đi du lịch tại Cần Giờ hay Cà Mau.

Lễ hội là một dịp để người dân địa phương được quảng bá hình ảnh và văn hoá duyên hải bắc bộ tới thập phương cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Theo Trường Thịnh/dantri.com.vn

Tệp đính kèm