Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn nhiều cà rốt có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư như dạ dày, phổi, tiền liệt tuyến.
Ví dụ, một phân tích đã xem xét kết quả của 5 nghiên cứu và kết luận rằng ăn cà rốt có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày lên đến 26%. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ăn nhiều cà rốt hơn có liên quan đến tỷ lệ phát triển ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn 18%.
Một nghiên cứu đã phân tích chế độ ăn của 1.266 người tham gia có và không bị ung thư phổi. Các chuyên gia phát hiện ra rằng những người hút thuốc hiện tại không ăn cà rốt có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao gấp 3 lần so với những người ăn cà rốt nhiều hơn một lần mỗi tuần.
Bạn hãy thử kết hợp cà rốt vào chế độ ăn uống của bạn như một món ăn nhẹ lành mạnh hoặc món ăn phụ ngon miệng chỉ vài lần mỗi tuần để tăng lượng tiêu thụ và có khả năng giảm nguy cơ ung thư.
Cà rốt là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhất luôn có sẵn, rẻ tiền và dễ chế biến. Bạn có thể vẫn đang ăn cà rốt thường xuyên.
Bạn cũng có thể uống nước ép carot. Nước ép cà rốt là nguồn vitamin A rất phong phú, và việc uống sẽ giúp bạn cải thiện thị lực, ngăn ngừa bệnh tim và đột quỵ. Nước cà rốt còn chứa kali làm giảm cholesterol trong máu một cách hiệu quả.
Nước ép cà rốt có tác dụng như một tác nhân chống ung thư nhờ sự có mặt của các carotenoid. Uống nước ép cà rốt thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và bàng quang.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những nghiên cứu này cho thấy mối liên quan giữa việc tiêu thụ cà rốt và ung thư, nhưng không tính đến các yếu tố khác có thể đóng vai trò.
Ngoài màu da cam, bạn có thể tìm được cà rốt màu trắng, màu vàng và màu tím. Cà rốt tím và cà rốt trắng là những loại cà rốt đầu tiên.
Cà rốt có màu da cam như hiện nay là do phát triển từ quá trình đột biến gene của cà rốt màu tím. Trên thế giới có khoảng 20 loại cà rốt sẽ không ngạc nhiên khi cà rốt có nhiều màu.
Khi nấu cà rốt, bạn sẽ giải phóng các beta-carotene tiềm ẩn. Trong thực tế, khi ăn sống bạn chỉ có thể có được 30% beta-carotene nhưng khi nấu chín, bạn có thể có được 40%. Vì vậy, hãy thử xay nhuyễn cà rốt vào món súp, thái lát mỏng làm salad, om, nướng, nấu cho đến khi chúng mềm. Cà rốt có đặc tính là dù nướng bao lâu cũng không bị nhũn.
Beta-carotene có trong những loại rau củ có màu da cam và được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Beta-carotene không giúp tăng thị lực, tăng cường hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sức khỏe da.
Cà rốt nấu chín có thể cung cấp các chất chống ô xy hóa nhiều hơn so với cà rốt sống. Thành phần bảo vệ này có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa tế bào và bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
Theo Hà An/dantri.com.vn - Ngày 04/12/2020