Cập nhật: 11/05/2021 15:48:00
Xem cỡ chữ

Không có chế độ ăn kiêng nào dành riêng cho bệnh ung thư phổi. Điều quan trọng là người bệnh phải nhận được tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể bạn cần.

Nếu người thiếu một số vitamin hoặc khoáng chất, bác sĩ có thể cho bạn biết loại thực phẩm nào có thể cung cấp cho bạn. Hoặc bạn có thể dùng thêm các sản phẩm bổ sung. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không dùng chất bổ sung mà không nói chuyện với bác sĩ vì một số loại có thể cản trở việc điều trị.

Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống:

- Ăn bất cứ khi nào bạn thèm ăn.

- Nếu bạn không có cảm giác thèm ăn, hãy thử ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Nếu bạn cần tăng cân, hãy bổ sung thực phẩm và đồ uống ít đường, nhiều calo.

- Sử dụng trà bạc hà và trà gừng để làm dịu hệ tiêu hóa của bạn.

- Nếu dạ dày của bạn dễ bị khó chịu hoặc bạn bị loét miệng, hãy tránh các loại gia vị và đồ ăn nhạt.

- Nếu táo bón là một vấn đề, hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ.

Khi bạn tiến triển qua quá trình điều trị, khả năng dung nạp của bạn với một số loại thực phẩm có thể thay đổi. Bạn nên thảo luận về chế độ dinh dưỡng thường xuyên với bác sĩ. Bạn cũng có thể yêu cầu giới thiệu đến chuyên gia dinh dưỡng. 

Không có chế độ ăn uống nào được biết là có thể chữa khỏi bệnh ung thư, nhưng một chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp bạn chống lại các tác dụng phụ và cảm thấy tốt hơn.

Khuyến nghị chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi - 1

Dấu hiệu nhận biết ung thư phổi

Tùy theo vị trí và kích thước của khối u mà triệu chứng sớm của bệnh ung thư phổi khác nhau tùy mỗi người. 

- Ho kéo dài không rõ nguyên nhân

- Ho ra máu

- Đau ngực

- Khó thở

- Gày yếu, sút cân

Ở giai đoạn sớm bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. 

Điều trị ung thư phổi

Tùy theo giai đoạn bệnh, thể trạng của bệnh nhân…, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.

Phẫu thuật loại bỏ khối u

Có hiệu quả nhất khi khối u còn nhỏ và chưa có di căn. Bệnh nhân cần có thể trạng tốt để phẫu thuật. Có khoảng 20% bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này.

Khuyến nghị chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư phổi - 2

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi.

Điều trị tia xạ

Theo Bệnh viện K Trung ương, phương pháp này được áp dụng cho khoảng 35% bệnh nhân. Mục đích là phá hủy khối u khi nó còn nhỏ (thường có đường kính 6cm) và không có di căn. Đối với những khối u lớn thì nó làm giảm sự phát triển của khối u. Phương pháp điều trị này kéo dài đời sống của bệnh nhân nhưng ít khi chữa khỏi bệnh.

Điều trị hóa chất

Đối với loại ung thư tế bào nhỏ, tỷ lệ bệnh thoái giảm khi điều trị bằng hóa chất lên tới 80-90%, còn đối với các loại khác tỷ lệ đáp ứng khoảng 40-50%. Hóa chất thường được sử dụng điều trị hỗ trợ với phẫu thuật và xạ trị khi bệnh ở giai đoạn mổ được. Các trường hợp ở giai đoạn muộn, hóa chất có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và kéo dài thời gian sống ở bệnh nhân.

Điều trị bổ trợ

Áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn không điều trị được bằng các phương pháp kể trên, bao gồm chăm sóc bệnh nhân, điều trị triệu chứng và làm giảm đau.

Phòng bệnh

Ung thư phổi cũng được xếp vào nhóm khó phát hiện sớm. Vì thế, dự phòng bệnh được coi là chiến lược quan trọng nhất. Theo đó, người dân không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, cải thiện vệ sinh công nghiệp và tránh tiếp xúc với khói bụi, đi khám sức khỏe định kỳ.

Với những người ngoài 50, bác sĩ khuyến cáo cần tầm soát ung thư phổi 6 tháng - 1 năm/lần. Đặc biệt với người hay hút thuốc lá, thuốc lào nhiều nên đi tầm soát sớm hơn.

Theo dantri.com.vn – 11/5/2021

https://dantri.com.vn/suc-khoe/khuyen-nghi-che-do-an-uong-cho-benh-nhan-ung-thu-phoi-20210511144240557.htm