Cập nhật: 26/06/2021 10:00:00
Xem cỡ chữ

Những ngày giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, trẻ thường ngồi nhiều trước màn hình tivi và các thiết bị thông minh, dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.

Tác hại khôn lường đến sức khỏe thể chất và tinh thần

Trẻ ít hoạt động thể chất, dẫn đến béo phì và gây ra các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu.

Phát triển các bệnh lý rối loạn thị lực và các tật khúc xạ.

Trẻ nghiện xem tivi, thiết bị điện tử thông minh quá nhiều dễ bị rối loạn thị lực và các tật khúc xạ.

Trẻ sẽ không phát triển các kỹ năng xã hội dẫn đến ít hoặc không có sự tương tác với người khác, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội.

Xem tivi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy trẻ xem truyền hình quá nhiều trong những năm đầu của cuộc sống có thể làm thay đổi cấu trúc não của chúng. Một nghiên cứu khác cho thấy, trẻ dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình hơn 2 giờ một ngày có thể có một số biểu hiện rối loạn hành vi.

Người lớn không thể kiểm soát những gì trẻ em nhìn thấy trên màn hình, điều này sẽ tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các thói xấu và thiếu đạo đức. Trẻ tiếp xúc sớm với các thông tin có nội dung liên quan rượu, tình dục và các loại chất gây nghiện, khiến chúng có một cái nhìn méo mó đối với những yếu tố độc hại này.

Trẻ có thể muốn thực hành giống như được nhìn thấy trên màn hình. Ngay cả học theo các bộ phim siêu anh hùng đầy bạo lực khiến cho trẻ dễ có khuynh hướng muốn thực hành bạo lực và hung hăng quá mức.

Xem các bộ phim siêu anh hùng đầy bạo lực khiến cho trẻ dễ có khuynh hướng muốn thực hành bạo lực và hung hăng quá mức. 

Trẻ có thể mắc  “hội chứng thế giới kinh dị” (scary world syndrome) sau khi xem quá nhiều hình ảnh thổi phồng không thực tế và những cảnh cực kỳ bạo lực. Chứng kiến quá nhiều súng đạn và đầy rẫy bạo lực trên truyền hình, game làm cho trẻ có thể bắt đầu suy nghĩ rằng thế giới không phải là một nơi an toàn cho chúng.

Những quảng cáo thương mại hiển thị trên màn hình có thể khuyến khích trẻ em phát triển thói quen ăn uống không lành mạnh, nảy sinh ý thích dùng đồ ngọt, thức ăn nhanh và các đồ uống có gas.

Hóa giải thế nào ?

Người lớn, cha mẹ nên nghiên cứu và chọn những chương trình có nội dung phù hợp với độ tuổi của trẻ. Tốt nhất nên chọn chương trình có thời lượng ngắn và không nên cho trẻ xem quảng cáo.

Cho trẻ tham gia các hoạt động trong gia đình để tránh cho trẻ dán mắt vào tivi hoặc thiết bị thông minh.

Hạn chế thời gian ngồi trước màn hình: Nếu trẻ ở độ tuổi 2 - 5 tuổi, không để trẻ ngồi trước màn hình nhiều hơn 32 giờ/tuần. Không cho trẻ xem tivi trong giờ ăn và không đặt tivi trong phòng ngủ của trẻ. Đừng dùng tivi như “một người giữ trẻ” giùm cho bạn, vì trẻ ngồi một mình với tivi mà không có sự giám sát sẽ tăng cơ hội tiếp xúc với các nội dung không phù hợp. Cần đặt ra các quy tắc thời gian xem truyền hình và thực hiện nghiêm túc để trẻ làm đúng.

Cho trẻ tham gia hoạt động cùng gia đình: Thay vì để cho trẻ em xem truyền hình một mình, bạn phải tạo một môi trường và làm cho trẻ hòa nhập và hoạt động với gia đình một cách vui vẻ như cùng nấu ăn, chế biến thực phẩm, chăm cây cảnh, chơi các trò chơi dân gian trong nhà...

Thiết kế các hoạt động cho trẻ phù hợp với giãn cách xã hội trong thời gian đại dịch: Để tránh cho trẻ dán mắt vào tivi hoặc thiết bị thông minh như là một cách để giết thời gian có thể cho trẻ đạp xe với gia đình ra vùng ngoại ô; Cùng chơi đố ô chữ; Đánh cờ; Thả diều ở vùng trống trải ít người; Đi pinic chỉ riêng gia đình...  

Theo suckhoedoisong.vn - Ngày 26/6/2021

https://suckhoedoisong.vn/moi-nguy-hai-khi-tre-ngoi-nhieu-gio-truoc-man-hinh-tivi-n195801.html