Thời tiết thay đổi thất thường cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng ở trẻ em có nguy cơ gia tăng. Theo ghi nhận tại Bệnh viên Sản-Nhi tỉnh chỉ tính trong tháng 5 vừa qua đã có gần 150 bệnh nhân nhập viện do mắc tay chân miệng, con số này đã tăng hơn rất nhiều so với cùng kỳ tháng trước đó.
Sốt cao trong nhiều đêm là những biểu hiện đầu tiên của bệnh nhi khi có dấu hiệu mắc tay chân miệng, kèm theo đó là em bé quấy khóc do đau miệng, bắt đầu xuất hiện những nốt mụn nước. Đây là một trong những bệnh nhi có biểu hiện tay chân miệng khá rõ.
Theo các bác sĩ, ngoài sốt cao thì những biểu hiện đặc trưng của bênh tay chân miệng có thể kể đến là phát ban dạng phồng nước ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mụn nước ở miệng, trẻ quấy khóc, mệt mỏi,… Đa số các bệnh nhi mắc tay chân miệng đều ở thể nhẹ, tuy nhiên, điều đáng ngại là khả năng chuyển độ nặng đối với trẻ là rất nhanh và khả năng gây biến chứng về tim, phổi rất nghiêm trọng.
Tại bệnh viện Sản-Nhi tỉnh, thời điểm này số bệnh nhi mắc tay chân miệng phải nhập viện có dấu hiệu gia tăng, khi trong tháng 5 ghi nhận gần 150 bệnh nhi, so với cùng thời điểm tháng 4 chỉ có 6 bệnh nhi. Tay chân miệng không phải là bệnh khó phát hiện, nhưng diễn biến nhanh do đó cha mẹ không nên chủ quan mà cần theo dõi sát sao con em mình, nếu có những biểu hiện bất thường cần đưa đi khám để có chỉ định kịp thời, cùng với đó cần tự đảm bảo môi trường sống sạch sẽ để hạn chế đến mức thấp nhận nguy cơ phát bệnh.
Năm học đã kết thúc đối với học sinh phổ thông, dịch Covid-19 cũng đang dần qua đi, với những nỗ lực của các cấp các ngành, sự chung tay của cộng đồng, các em hiếu niên, nhi đồng chắc chắn có được kỳ nghỉ hè bổ ích và an toàn./.
Phương Anh