Cập nhật: 30/12/2022 07:42:00
Xem cỡ chữ

Nhiều người chủ quan cho rằng mất răng không có gì là nguy hiểm. Tuy nhiên, ngoài việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mất răng còn gây khó khăn trong hoạt động nhai, gây tác hại lớn về sức khỏe răng miệng, thậm chí về tinh thần.

Nguyên nhân gây mất răng

Có rất nhiều nguyên nhân gây mất răng vĩnh viễn như:

  • Do mắc các bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu...

  • Do người bệnh bị chấn thương làm hỏng răng, gãy răng.

  • Do có răng số 8 mọc lệch làm hỏng răng bên cạnh nên phải loại bỏ răng.

  • Do có chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Ăn uống không đủ chất: canxi, kali... làm răng dễ bị suy yếu.

  • Do tuổi tác: khi tuổi tác càng cao các hoạt động nhai, nghiến và cắn sẽ gây bào mòn lớp men và các góc cạnh của răng dẫn tới hiện tượng lão hóa. Lão hóa răng làm cho răng không còn chắc khoẻ và từ từ gây mất răng.

Tác hại của mất răng

Mất răng ở người lớn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe: 

- Làm giảm chức năng nhai

Khi mất đi một chiếc răng thì răng ở vị trí tương tự của hàm đối diện cũng sẽ mất chức năng nhai. Chính vì thế, khả năng nhai thức ăn của răng sẽ giảm đi và hiệu quả nghiền thức ăn sẽ kém hơn và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh về tiêu hóa: dạ dày… Giảm khả năng nhai cũng sẽ gây ra những hạn chế trong quá trình ăn uống, không còn hứng thú vui thoải mái lựa chọn các món mình thích như trước đây. 

- Làm xô lệch răng và sai khớp cắn

Khi mất một răng, những răng còn lại trong hàm có xu hướng bị xô lệch và có thể dẫn tới tình trạng rối loạn khớp cắn: 

- Khi mất một răng nhưng chiếc răng ở hàm đối diện cũng sẽ mất đi sự nâng đỡ, lâu ngày chiếc răng này có xu hướng trồi lên hoặc thòng xuống làm khớp cắn tự nhiên của hàm sẽ bị lệch, gây đau nhức khi nhai. 

- Khi mất răng, lực nhai cũng sẽ không thể phân bố đều, răng bên cạnh chiếc răng bị mất sẽ không còn điểm tựa nên có xu hướng xê dịch, xô về phía răng đã mất và sẽ tạo ra những khoảng trống để các răng còn lại trong hàm tiếp tục xô lệch theo. 

photo-1672115409199

Mất răng gây ảnh hưởng đến khớp cắn

Hiện tượng này không đơn giản chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn dẫn tới suy giảm nghiêm trọng khả năng nhai, nghiền thức ăn của người bệnh. Nguy hại hơn khoảng trống chiếc răng bị mất sẽ dễ bị mắc thức ăn để các loại vi khuẩn tích tụ, sinh sôi, phát triển và gây các bệnh về răng miệng. 

- Tiêu xương ổ răng

Khi bị mất răng, xương hàm xung quanh ổ răng sẽ tiêu đi có thể gây hóp má, chảy xệ da mặt, da nhăn nheo hơn ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Tình trạng tiêu xương ổ răng còn giảm khả năng nâng đỡ của hàm răng, giảm khả năng nhai của người bệnh. 

- Bệnh đau cổ vai, đau đầu 

Khi răng mất đi, các răng còn lại sẽ xô dần dần ảnh hưởng đến biên độ dao động của khớp thái dương hàm khiến người bệnh bị đau đầu và đau vai gáy. 

 - Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Mất răng gây ra những khoảng trống nên việc phát âm không còn chính xác. Trường hợp bị gãy răng cửa có thể khiến người bệnh phát âm ngọng, không rõ tiếng.

Ngoài ra, tình trạng mất răng còn ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh làm lo lắng, thiếu tự tin trong cuộc sống.

Phương pháp khắc phục tình trạng mất răng

photo-1672115411861

Implant là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng mất răng, có thể lựa chọn một số phương pháp: 

- Sử dụng hàm giả tháo lắp

Dùng một hàm răng giả gắn trực tiếp lên nướu. Người bệnh có thể tháo lắp hàm và vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, khả năng nhai của người bệnh khi dùng phương pháp này vẫn kém và không hạn chế được vấn đề tiêu xương. 

- Làm cầu răng sứ

Có thể sử dụng lâu dài, giúp tăng khả năng nhai của người bệnh nhưng cũng không thể tránh được tình trạng tiêu xương. 

- Cấy ghép Implant

Đây là lựa chọn tốt nhất, bác sĩ sẽ gắn một trụ chân răng giả vào trong hàm tạo độ bám vững chắc. Sau đó, tiếp tục gắn chiếc răng thay thế. Sử dụng phương pháp này, khả năng nhai của người bệnh tốt, đảm bảo thẩm mỹ và hạn chế được nguy cơ tiêu xương. 

Theo BS. Nguyễn Văn BÌnh/suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/nguyen-nhan-va-cac-he-luy-cua-tinh-trang-mat-rang-169221227114348217.htm