Cập nhật: 07/03/2023 15:34:00
Xem cỡ chữ

Lượng nhập khẩu các sản phẩm men vi sinh từ Hàn Quốc năm 2021 đạt khoảng 41 triệu USD, đưa Hàn Quốc từ vị trí nhà cung cấp đứng thứ 8 năm 2017 lên vị trí thứ 4 năm 2021.

Thi truong men vi sinh Viet Nam thu hut doanh nghiep Han Quoc hinh anh 1

Ảnh minh họa (Nguồn: AP)

Gần đây, các công ty Hàn Quốc đang tích cực triển khai các hoạt động tiếp thị các sản phẩm men vi sinh chẳng hạn như tung ra các sản phẩm nhắm đến nhiều lứa tuổi và giới tính cụ thể, dành riêng cho trẻ sơ sinh hoặc theo độ tuổi.

Tính đến năm 2021, lượng nhập khẩu các sản phẩm men vi sinh của Việt Nam ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình hằng năm là 16% trong 5 năm. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước như Mỹ (31%), Singapore (22%) và Malaysia (5%), ba nước chiếm 58% tổng lượng nhập khẩu vào năm 2021.

Men vi sinh là các sản phẩm thực phẩm chức năng tiêu biểu nhất tại Việt Nam, có thể mua được dễ dàng mà không cần đơn của bác sỹ, trong đó người tiêu dùng coi trọng "độ tin cậy" và "sự an toàn" hơn là giá cả.

Vì lý do này và tâm lý tin tưởng rằng sản phẩm nước ngoài đã chứng minh được hiệu quả trong một thời gian dài, người tiêu dùng Việt Nam có xu hướng ưa chuộng các sản phẩm ngoại nhập như của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Lượng nhập khẩu các sản phẩm men vi sinh từ Hàn Quốc năm 2021 đạt khoảng 41 triệu USD, đưa Hàn Quốc từ vị trí nhà cung cấp đứng thứ 8 năm 2017 lên vị trí thứ 4 năm 2021. Trong giai đoạn này, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc cho thấy sự xu hướng tăng trưởng nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 23%.

Nhiều sản phẩm của các công ty Hàn Quốc được phân phối tại Việt Nam, bao gồm 'Vitamin PLUS' của Ildong Foodis, 'Duolac Baby Probiotics' của Cell Biotech và 'Daily Probiotics' của Mediogen.

Các sản phẩm của Hàn Quốc, giống như các thương hiệu nhập khẩu khác, được định vị là "hàng cao cấp" với mức giá bán giá tương đối cao so với các sản phẩm của Việt Nam.

Việc phân phối các sản phẩm men vi sinh tại Việt Nam phần lớn được chia thành kênh trực tiếp và kênh trực tuyến, tuy nhiên kênh bán hàng trực tiếp chiếm áp đảo với 86,9% tổng doanh số bán hàng. Trong đó, tỷ lệ mua sản phẩm men vi sinh qua nhà thuốc, tư vấn trực tiếp với dược sỹ là cao nhất với 53,9%.

Do đó, để nhắm mục tiêu hiệu quả vào thị trường sản phẩm men vi sinh Việt Nam, điều rất quan trọng là phải đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ bán hàng sở tại để họ có thể tư vấn chuyên nghiệp về chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng ngoài việc chỉ đơn thuần giới thiệu sản phẩm.

Theo Khánh Vân (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/thi-truong-men-vi-sinh-viet-nam-thu-hut-doanh-nghiep-han-quoc/849776.vnp