Cập nhật: 20/10/2023 10:39:00
Xem cỡ chữ

“Bữa ăn lèo tèo”, "bữa ăn èo uột" và liên tiếp những vụ ngộ độc tập thể xảy ra thời gian qua tại các cơ sở giáo dục... Bữa ăn học đường liệu có đang bị buông lỏng?

Nhiều doanh nghiệp ghi nhận số nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2020-2022 đạt hàng nghìn tỷ đồng. (Ảnh: Vietnam+)

Nhiều doanh nghiệp ghi nhận số nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2020-2022 đạt hàng nghìn tỷ đồng. (Ảnh: Vietnam+)

Sáng ngày 20/10, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã tổ chức Hội nghị Biểu dương Người nộp thuế tiêu biểu, để ghi nhận những nỗ lực vượt khó và có đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước giai đoạn 2020-2022.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chúc mừng 138 doanh nghiệp tiêu biểu đã được biểu dương về những đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách trong giai đoạn 2020-2022 đồng thời khẳng định cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đã có những đóng góp thiết thực, hiệu quả, kịp thời về nhiều mặt trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế-xã hội.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng biểu dương Tổng cục Thuế đã có thành tích xuất sắc trong công tác cải cách thủ tục hành chính hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Bộ trưởng đề nghị Tổng cục Thuế tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục thay đổi phương thức quản lý (tiền kiểm sang hậu kiểm), đẩy mạnh quản lý thuế theo rủi ro, từ đó hỗ trợ các doanh nghiệp ngày một tốt hơn.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định ngành Tài chính nói chung và ngành Thuế nói riêng cam kết tiếp tục đồng hành, hỗ trợ ngày càng tốt hơn cho các doanh nghiệp và mong muốn cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, chấp hành nghiêm chính sách pháp luật thuế và đóng góp nhiều hơn cho ngân sách Nhà nước, góp phần vào việc xây dựng đất nước.

Bieu duong 138 doanh nghiep co dong gop lon vao ngan sach hinh anh 1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. (Ảnh: Vietnam+)

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ ra giai đoạn từ năm 2020 đến 2022, dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài đã gây ra những ảnh hưởng tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hoạt động sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp và người dân bị đình trệ. Theo đó, thị trường trong nước và xuất khẩu bị thu hẹp, hoạt động sản xuất-kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã phải đứng trước những thách thức chưa từng có.

Tư lệnh ngành Tài chính nhấn mạnh trong giai đoạn khó khăn này, thông điệp “Doanh nghiệp-Động lực phát triển kinh tế của đất nước” luôn được Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm và là mục tiêu và định hướng trong hầu hết các chính sách. Theo đó, Bộ Tài chính đã chủ động đề xuất, trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể là những chính sách liên quan đến giãn, giảm, hoãn thuế, tiền thuê đất… đã hỗ trợ kịp thời và giải quyết khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Theo đó, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ năm 2020 khoảng 129 nghìn tỷ đồng, năm 2021 xấp xỉ 145 nghìn tỷ đồng và năm 2022 là gần 233 nghìn tỷ đồng.

Như vậy, trong các năm 2020-2022, tổng quy mô các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp là hơn 507 nghìn tỷ đồng, trong đó số tiền thuế được gia hạn là trên 352 nghìn tỷ đồng và số tiền thuế được miễn, giảm khoảng 155 nghìn tỷ đồng.

“Đây là một con số không hề nhỏ và có ý nghĩa như một khoản Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp giảm nghĩa vụ tài chính, ổn định sản xuất kinh doanh. Năm 2023, Bộ Tài chính tiếp tục trình cấp và ban hành theo thẩm quyền các chính sách hỗ trợ với quy mô khoảng 196 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất phải nộp của năm 2023, dự kiến số tiền được giảm khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng,” Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết.

Nhờ những hỗ trợ kịp thời, doanh nghiệp đã có thêm vốn để đầu tư phát triển, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế vĩ mô tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Đông Nam Á./.

Các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước giai đoạn 2020-2022 từ hàng nghìn tỷ đồng đến hàng chục nghìn tỷ đồng như:

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nộp trên 56 nghìn tỷ đồng, nằm trong nhóm đầu ngành dịch vụ hỗ trợ khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội nộp trên 86 nghìn tỷ đồng, đứng đầu ngành hoạt động viễn thông.

Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà máy Bia HEINEKEN Việt Nam nộp hơn 40 nghìn tỷ đồng, dẫn đầu ngành sản xuất đồ uống.

Công ty HONDA Việt Nam nộp 35,5 nghìn tỷ đồng, nằm trong nhóm đầu ngành sản xuất phương tiện vận tải.

Công ty Cổ phần Sản xuất Ôtô HYUNDAI Thành Công Việt Nam nộp 26,8 nghìn tỷ đồng, nằm trong nhóm đầu ngành sản xuất ô tô và xe có động cơ.

Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam nộp 9.235 tỷ đồng, nằm trong nhóm đầu ngành nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan.

Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Hải Dương nộp trên 2.700 tỷ đồng, nằm trong nhóm đầu ngành công nghiệp chế biến-chế tạo, sản xuất thép từ quặng sắt theo công nghệ lò cao....

Theo Thu Hà/VOV2– 20/10/2023

https://vov.vn/xa-hoi/khi-bua-an-hoc-duong-bi-buong-long-post1053780.vov