Trên khắp đảo nổi, đảo chìm của quần đảo Trường Sa hôm nay, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc. Đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng.
Làm nhiệm vụ ở đảo xa, điều mà cán bộ, chiến sỹ Trường Sa cần là một hậu phương thấu hiểu, để các anh yên tâm canh giữ biển trời của Tổ quốc.
Không chỉ làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo, tăng gia sản xuất để cải thiện đời sống, chiến sỹ Trường Sa còn là cầu nối “chở” Luật ra khơi, giúp ngư dân yên tâm bám biển và chấp hành đúng pháp luật.
Với sự hỗ trợ của đất liền, Trường Sa giờ đây đã thực sự “thay da đổi thịt,” là “quần đảo ánh sáng” được tạo ra bởi nguồn năng lượng sạch bằng tua-bin gió và pin mặt trời.
Không chỉ xây dựng những bể chứa dung tích lớn để thu giữ nước mưa, lắp đặt máy lọc nước biển thành nước ngọt, một số đảo còn khơi được những giếng nước bình dị giúp Trường Sa "thay da đổi thịt."
Không còn là những hòn đảo “cô đơn” giữa trùng khơi bởi sự khô khốc, nắng gió mặn mòi, Trường Sa bây giờ, đâu đâu cũng hiện ra một màu xanh biếc, đó là xanh của sức sống, của niềm tin và hy vọng!
Chúng tôi đứng trên boong tàu, chuẩn bị ra xuồng để lên đảo An Bang, loa phát thanh từ đài chỉ huy vọng lên câu hát: "Một màu xanh Sinh Tồn, Song Tử/ Ðẹp dịu dàng Tiên Nữ, An Bang".
“Tôi cố gắng không đi theo lối mòn để mọi người thấy một Lý Sơn rất đẹp”, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á bộc bạch. Cuốn sách ảnh với hơn 500 tấm ảnh như chính tác giả nhìn nhận “thấy mình làm không tệ lắm” là thành quả của năm năm miệt mài với 20 chuyến đến với huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi. Sách do Nhà xuất bản Thông tấn (TTXVN) xuất bản vào tháng 6-2019.
Huyện ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Lý Sơn đã khai mạc Triển lãm chuyên đề “Lý Sơn -Tinh hoa di sản lễ hội, địa chất.”
“Hơn mười năm công tác ngoài đảo xa - một khoảng thời gian dài để sống và làm việc, tôi gắn bó với trạm điện như chính ngôi nhà thứ hai của mình”. Đó là tâm sự về nghề thợ điện của anh Bùi Văn Nhớ - công nhân đang công tác tại đảo Bích Đầm - Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.