Chùa Động Lâm.

Chùa Động Lâm còn gọi là chùa Hạ, thuộc xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, cách thành phố Vĩnh Yên (tỉnh lỵ Vĩnh Phúc) 4km về phía Tây Bắc theo đường quốc lộ số 2. Chùa Động Lâm được tạo dựng không chỉ là nơi tu hành của các tín đồ Phật giáo mà một thời còn là trung tâm sinh hoạt làng xã trong hoàn cảnh đất vua, chùa làng thời phong kiến. Đây là ngôi chùa tiêu biểu cho tín ngưỡng tôn giáo kết hợp với tín ngưỡng bản địa và triết lý Phương Đông.

15/04/2016
266 lượt xem

Phủ thờ quan Thượng Láng (Nguyễn Duy Thì).

Là nơi thờ danh nhân Nguyễn Duy Thì (1571 - 1652) tại quê hương ông: thôn Yên Lan, Thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

15/04/2016
272 lượt xem

Đền thờ Đỗ Khắc Chung.

Ngôi đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung ở làng Quan Tử, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, được xây dựng từ khoảng giữa thế kỷ XIV trên nền lớp học cũ mà nhà giáo Đỗ Khắc Chung dùng làm nơi dạy học cho nhiều thế hệ con em dân làng Quan Tử - tức làng Gốm xưa, dân quen gọi là miếu cụ Đỗ. Lớp học của cụ có dáng như ngọn bút lông, trước mặt có thế đất thấp như hình một nghiên mực, vậy nên nơi đây từ khi cụ Đỗ về dạy, việc học hành phát đạt, khoa mục nối đời đỗ đạt nên gọi là làng “Quan Tử”. Dân làng lập đền miếu thờ cụ Đỗ như là vị thần thành hoàng làng.

13/04/2016
518 lượt xem

Chùa Hoa Dương.

Là ngôi chùa của tổng Tuân Lộ xưa nên còn gọi là chùa Tuân Lộ, nay thuộc thôn Thượng, xã Tuân Chính, cách huyện lỵ huyện Vĩnh Tường khoảng 2km về phía Tây.

13/04/2016
273 lượt xem

Đền Bạch Trì.

Đền ở thôn Long Trì, thị trấn Hợp Hoà, huyện Tam Dương, nằm cách quốc lộ 2B (đi Sơn Dương - Tuyên Quang) 1km, cách ngã ba Tam Dương 7km. 

11/04/2016
283 lượt xem

Chùa Báo Ân.

Chùa Báo Ân thuộc phường Trưng Nhị, thị xã Phúc Yên, được xây dựng ở thế kỷ XII đời vua Lý Cao Tông (1176 - 1210). Đây là một trong số ít ngôi chùa thời Lý còn lại đến ngày nay. Chùa làm trên một quả đồi cao, xưa gọi là rừng Cấm, cây cối xum xuê, bốn bề lộng gió, phong cảnh đẹp, tĩnh tại, đậm chất vi vu, u tịnh của chốn thiền tôn.

11/04/2016
304 lượt xem

Đình Hiển Lễ.

Làng Hiển Lễ, xã Cao Minh, thị xã Phúc Yên vốn có nghề gốm cổ truyền.Theo truyền thuyết của làng thì ông Tổ nghề gốm là người Thanh Hóa, trong khi chu du thiên hạ phát chẩn cứu bần cầu phúc đã tới vùng Kẻ Rẫy (tên nôm của làng Hiển Lễ), thấy con người hiền lành chất phác, đất đai “sơn thuỷ hữu tình” ông và gia đình dừng chân sinh cơ lập nghiệp và truyền nghề gốm cho dân. Hiện trong đình Hiển Lễ có bài vị thờ ông (đức thánh tổ Hà Tân), vợ ông (La Lang Lương thị) cùng với con trai ông (Đức thánh Trường Sinh) là người có công phò giúp vua Hùng và âm phù Hai Bà Trưng đánh giặc giúp nước, cứu dân, đã được tôn phong làm thành hoàng làng. 

06/04/2016
238 lượt xem

Đền Phú Đa.

Đền Phú Đa toạ lạc trên cánh đồng xóm Giếng, xã Phú Hoa, tổng Tang Thác, huyện Tiên Phong, phủ Quảng Oai, trấn Sơn Tây. Nay thuộc xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. 

06/04/2016
334 lượt xem

Chùa Cói.

Chùa Cói, xưa thuộc làng Cói xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương, nay thuộc phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên.

05/04/2016
295 lượt xem

Đình Tiên Canh.

Kết cấu, kiểu thức kiến trúc, niên đại xây dựng đình Tiên Canh giống đình Hương Canh và Ngọc Canh, tuy diện tích lớn hơn - tiền tế 5 gian dài 23m, rộng 10m, đại đình 5 gian 2 dĩ dài 29,70m, rộng 14m, hậu cung 5 gian 2 dĩ dài 16m, rộng 7m.  

05/04/2016
805 lượt xem
Trang 80 trong 81Đầu tiên   Trước   72  73  74  75  76  77  78  79  [80]  81  Tiếp   Cuối