Đình Phúc Lập ngoài - Một ngôi đình thờ hai Thành Hoàng làng

Trước đây, thôn Phúc Lập ngoài và Phúc Lập trong cùng thuộc làng Phúc Lập. Làng Phúc Lập khi đó có 01 đình và 01 miếu . Theo lời truyền của các cụ cao niên thì miếu, đình Phúc Lập có lịch sử xây dựng từ năm Chính Hoà thứ 5- 1684, đình và miếu thờ hai vị Thành Hoàng là Thánh Ông và Thánh Bà.

31/05/2016
435 lượt xem

Đình Thứa Thượng

Đình của làng Thứa Thượng (phía trên làng Thứa Hạ - theo dòng chảy của sông Phan), cách trung tâm TP. Vĩnh Yên 8km về phía Tây, thuộc xã Duy Phiên, huyện Tam Dương, cùng với đình Thứa Hạ, đình Phú Vinh (đều thuộc xã Duy Phiên) là nơi thờ “Tam vị đại vương”, tức 3 vị: Đệ nhất Hùng Liệt, Đệ nhị Hùng Dũng, Đệ tam Hùng Đô.

31/05/2016
875 lượt xem

Đền Gia Loan

Đền Gia Loan thuộc thị trấn Yên Lạc, Đền thờ Nguyễn Khắc Khoan là một tướng của Ngô Quyền, là một nhận vật lịch sử thuộc thế kỷ thứ X. Ông còn có tên tự xưng là Quảng Trí Quân, Nguyễn Thái Bình khi nổi lên làm tướng thời loạn 12 xứ quân. Đền Gia Loan nằm trên một gò đất cao, nhỏ vừa khuôn viên của đền, tách biệt hẳn với nơi cư dân đông đúc, nằm trên con đường liên xã từ thị trấn Yên Lạc đi Nguyệt Đức, cách chùa Biện Sơn 200m, cách gò Đồng Đậu 300m. Thế đất thật hẹp nhưng tầm nhìn thật thoáng, bốn phía được bao bọc bởi những cánh đồng màu mỡ bát ngát.

30/05/2016
234 lượt xem

Chùa Biện Sơn

Chùa Biện Sơn thuộc thị trấn Yên Lạc, chùa toạ lạc trên một quả gò  có diện tích 14.939m2. Nơi đây xưa kia là 1 ngọn núi có tên là Độc Nhĩ hay còn gọi là Núi Biện. Bởi vậy, khi xây dựng ngôi chùa này nhân dân đã lấy  tên ngọn  núi đặt cho tên chùa là Biện Sơn. 

30/05/2016
296 lượt xem

Đình Bạch Trữ

Là một trong những ngôi đình lớn và cổ của Vĩnh Phúc, đình Bạch Trữ được biết đến với sự độc đáo về kiến trúc, chứa đựng những tác phẩm điêu khắc gỗ dân gian hết sức đặc sắc, nối tiếp dòng nghệ thuật chảy từ vùng Hùng Lô, Lâu Thượng qua Thổ Tang đến, như một biểu hiện cho đỉnh cao về kiến trúc của đình làng cổ truyền Việt Nam thời Lê Trung hưng.

29/05/2016
403 lượt xem

Đền thờ Hai Bà Trưng - Một di tích lớn của cả nước

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43 ) là một cuộc “Tổng khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi” đầu tiên của nhân dân ta cách đây gần 20 thế kỷ, đã lật nhào hoàn toàn ách thống trị kéo dài 219 năm của phong kiến phương Bắc trên đất đai Văn Lang - Âu Lạc xưa.

29/05/2016
962 lượt xem

Đình Đông Đạo

Đình Đông Đạo nằm sát bên quốc lộ 2C, đường đi Tam Dương, Sơn Dương. Xưa, nơi ấy thuộc xã Vân Hội, tổng Hội Hạ, huyện Yên Lạc, phủ Tam Đới, trấn Sơn Tây, thường gọi là Ngã Ba Tam Dương. Nay là phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngày 5/1/1993, đình Đông Đạo được UBND tỉnh Vĩnh Phú cấp bằng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Đến ngày 12/2/1994, hơn một năm sau, đình Đông Đạo lại vinh dự được Bộ Văn hoá thông tin trao bằng công nhận di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia.

28/05/2016
248 lượt xem

Đình Lưỡng Quán

Đình làng Lưỡng Quán ở thôn Lưỡng Quán xã Trung Kiên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 20 km về phía Nam. Ngày 13/2/2004  Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã cấp bằng di tích lịch sử cấp tỉnh cho đình làng Lưỡng Quán.

28/05/2016
241 lượt xem

Chùa Đông Lai

Đã từ lâu, tục lệ đi lễ chùa đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Việt Nam. Chính vì vậy mà gần như ở mỗi làng xã đều có một ngôi chùa. Ở thôn Đông Lai - xã Bàn Giản - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc có ngôi chùa có lịch sử lâu đời mang tên Đông Lai hay còn gọi là chùa Bàn Giản, tọa lạc phía tây của làng. Chùa nằm trong quần thể di tích thôn Đông Lai - Nơi có lễ hội cướp phết mồng 7 tháng Giêng hàng năm được nhiều người biết đến.

27/05/2016
255 lượt xem

Đình Tây Hạ

Lập Thạch là vùng đất cổ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Những dấu ấn tín ngưỡng nguyên thủy của cư dân bản địa qua trường kỳ lịch sử hiện nay còn xuất hiện với mật độ dày đặc. Trước khi tách huyện Sông Lô thành huyện riêng, toàn huyện Lập Thạch có ít nhất 22 làng, thôn thờ tới 79 vị thần núi, thần sông; nhiều tín ngưỡng cổ: Thờ thần đá, thần cây, thần sông, thần núi… một vài nơi còn tồn tại việc thờ cúng các vật tính giao (một loại hình tín ngưỡng cũng rất cổ). Lập Thạch có trên 100 di tích lịch sử văn hóa ở khắp các xã, thị trấn, trong đó có 25 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh; có mật độ di tích đã được xếp hạng dày nhất tỉnh Vĩnh Phúc. Đình Tây Hạ là di tích cấp quốc gia đã được xếp hạng, thuộc thôn Tây Hạ, xã Bàn Giản. Đình thờ Định Xá Đại Vương, được phong làm “Bản cảnh Thành hoàng” của làng Tây Hạ.

27/05/2016
792 lượt xem
Trang 76 trong 81Đầu tiên   Trước   71  72  73  74  75  [76]  77  78  79  80  Tiếp   Cuối