Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cần đẩy mạnh khai thác các dịch vụ du lịch đặc thù như khu dự trữ sinh quyển, du lịch sinh thái, văn hóa sông nước, miệt vườn, làng nghề... để thu hút du khách.
Nằm dọc theo dòng sông Thu Bồn yên ả, làng gốm Thanh Hà (phường Thanh Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) hình thành cách đây hơn 500 năm với nhiều sản phẩm độc đáo. Nơi đây là điểm đến trải nghiệm nghề truyền thống hấp dẫn cho du khách khi đến tham quan phố cổ Hội An.
Khai thác tiềm năng, lợi thế, kết hợp chính sách thu hút đầu tư phù hợp, thời gian qua, tỉnh Đắc Lắc đã và đang thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đánh thức tiềm năng du lịch vùng Tây Nguyên.
Mì Chũ là sản phẩm truyền thống ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Đây là món ăn phổ thông dân dã có mặt trong nhiều gia đình, hàng quán. Trước nhu cầu thưởng thức ẩm thực ngày càng phong phú, những người làm nghề sản xuất mì Chũ đã cải tiến chất lượng, góp phần nâng tầm thương hiệu sản phẩm.
Hoạt động gần 2 năm nay, mô hình du lịch cộng đồng của ông Đinh Văn Như (dân tộc Cơ Tu) ở xã miền núi Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo việc làm cho người dân và bảo tồn những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương.
Cùng với tham quan, giải trí và nghỉ dưỡng, xu hướng du lịch gắn với tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa dân gian của một vùng đất đang hấp dẫn nhiều đối tượng khách. Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đã khai thác lợi thế độc đáo của văn hóa dân gian để phục vụ phát triển du lịch địa phương.
Là địa phương giàu bản sắc văn hoá, có truyền thống cách mạng và được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan đẹp, huyện Kbang là nơi có tiềm năng du lịch bậc nhất ở phía đông bắc tỉnh Gia Lai. Du lịch cộng đồng đang mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ đắc lực để địa phương quảng bá, bảo tồn nét đẹp văn hoá truyền thống của người Bahnar bản địa.
Nhờ biết phát huy thế mạnh về văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, người K’ho dưới chân núi Langbiang, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) đã mở ra nhiều loại hình dịch vụ du lịch, vừa phát triển kinh tế vừa giữ gìn văn hóa truyền thống.
Cuộc sống đổi thay từng ngày. Con người vội vã cuốn theo vòng xoáy cuộc sống. Tết ngày nay ít nhiều không thú vị như trước. May thay, trong dòng chảy ấy, những làng nghề truyền thống lưu giữ các giá trị văn hóa tốt đẹp như hòa vào cái Tết, làm cho Tết đậm tinh thần dân tộc hơn.
Là vùng đất còn lưu giữ được những nét văn hóa mang đậm bản sắc của người Ba Na, một số nơi tại thành phố Kon Tum đã được xây dựng thành những điểm du lịch cộng đồng. Những ngôi làng xinh đẹp bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng đang ngày càng thu hút du khách.