Cây hẹ - hành khí, kiện vị, giải độc

Cây hẹ còn có tên khác là cửu thái. Hẹ là loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn. Ngoài ra, người ta còn dùng hẹ để chữa nhiều bệnh. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây.

15/09/2013
129 lượt xem

Táo mèo phòng chống tăng huyết áp

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo có tác dụng hạ huyết áp là thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác, công dụng hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần trấn tĩnh đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.

14/09/2013
121 lượt xem

Ăn uống dưỡng sinh mùa thu

Tiết thu, dương khí dần dần thu liễm bế tàng, âm khí từ từ tăng trưởng, thời tiết chuyển dần từ nóng sang lạnh, là giai đoạn quá độ của "dương tiêu âm trưởng". Lúc này, mưa ít gió nhiều, độ ẩm trong không khí giảm đi, "táo" với đặc tính khô hanh là chủ khí. Do đó, ăn uống vào mùa thu trước hết cần phải tuân thủ nguyên tắc "thu đông dưỡng âm", "phòng táo giữ âm, tư thận nhuận phế", nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm nhuận táo. Dưới đây, xin giới thiệu phép ăn uống dưỡng sinh mùa thu để bạn đọc tham khảo:

13/09/2013
101 lượt xem

Xử trí khi bé hóc thạch

Thạch là món quà vặt được nhiều trẻ ưa thích, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi ăn trẻ thường bóp ở đầu chóp thạch khiến thạch được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ vì bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt thậm chí ngừng thở. Mới đây nhất, một em bé 4 tuổi ở Bình Dương đã tử vong do bị hóc thạch lại thêm một lần nữa cảnh tỉnh các bậc cha mẹ khi cho trẻ nhỏ ăn món yêu thích này.

12/09/2013
127 lượt xem

Rễ địa hoàng chữa tăng huyết áp

Địa hoàng thuộc họ hoa mõm chó, là một cây thảo có rễ củ mập, một cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Rễ địa hoàng thu hái về, rửa nhanh, phân loại củ to, nhỏ để riêng, đem sấy từ từ đến khi củ mềm rồi phơi hay sấy nhanh đến khô. Loại củ to dùng ngay (dạng sống), tên thuốc là sinh địa. Dược liệu sau khi được chế biến có tên thuốc là thục địa.

11/09/2013
140 lượt xem

Thuốc từ dạ dày nhím

Nhím cũng có nhiều tên như dím, hào chư, cao chư, sơn chư hay loan chư, tên khoa học Hystrix hodgsoni. Là loại sống hoang dã ở vùng rừng núi nước ta. Thường được dân thổ cư săn bắt ăn thịt và làm thuốc. Thịt nhím nạc ngon và bổ dưỡng nên đã được thuần dưỡng ở nhiều vùng để cung cấp nguồn thịt cho ẩm thực.

10/09/2013
109 lượt xem

Tỏi và những công dụng thú vị

Một thứ rất thông dụng từ căn bếp nhà bạn - tỏi, nhưng lại có rất nhiều công dụng. Thú vị hơn, gần đây, giới khoa học còn tìm thấy nhiều tính năng mới đầy ngạc nhiên của loại gia vị này...

Kháng sinh đường ruột tự nhiên

09/09/2013
100 lượt xem

Chọn thời điểm để dùng thuốc

Mỗi khi khám bệnh kê đơn thuốc người thầy thuốc đã cân nhắc kỹ lưỡng sau khi xác định bệnh với thực trạng bệnh lý của người ấy là phải sử dụng loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, cần phải sử dụng bao nhiêu ngày... Ngoài ra, thầy thuốc còn dựa vào nhịp sinh học để chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

08/09/2013
114 lượt xem

Chữa viêm họng do lạnh với rau bô binh

Rau bô binh còn có tên gọi là tử tô hoang, tiểu quỷ châm, cương hoa thảo, đơn kim, đơn buốt, cúc áo,... là cây thảo mọc hoang, thường thấy ở ven đường, bờ ruộng, bãi hoang quanh nhà. Thân và cành đều có những rãnh chạy dọc, có lông. Lá mọc đối, cuống dài, lá chét hình mác, phía đáy hơi tròn, cuống ngắn, mép lá chét có răng cưa to thô. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, mọc đơn độc hay từng đôi một ở nách lá hay đầu cành. Quả bế hình thoi, 3 cạnh, không đều, dài 1cm, trên có rãnh chạy dọc. Theo y học cổ truyền, rau bô binh có vị ngọt nhạt, tính bình. Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, tiêu thũng. Dùng chữa cảm, cúm, họng sưng đau,  viêm ruột,  trẻ nhỏ cam tích, chấn thương, mẩn ngứa, lở loét...

07/09/2013
102 lượt xem

Sử dụng vitamin tan trong dầu có gì khác?

Cũng như các loại vitamin khác, vitamin tan trong dầu rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu sử dụng bừa bãi, nó có thể gây ra những tác hại, bởi khi lượng cung cấp vượt quá nhu cầu thì có sự tích lũy trong cơ thể gây nên rối loạn do thừa vitamin. Vậy sử dụng loại vitamin này như thế nào cho đúng?

06/09/2013
110 lượt xem
Trang 504 trong 643Đầu tiên   Trước   499  500  501  502  503  [504]  505  506  507  508  Tiếp   Cuối