Hội vật ở làng Hà (ngày 7 tháng giêng)

Trong các môn võ cổ truyền, môn vật tuy đơn giản nhưng lại được đông đảo người xem yêu thích. Cư dân vùng núi Tam Đảo vốn là dân thượng võ, từ xa xưa đã có những lò vật nổi tiếng với những đô vật lừng danh. Trong đó có đô vật Trần Nguyên Hãn đã dẫn đầu đoàn quân đô vật trong vùng đi giúp vua Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Ở chân núi Tam Đảo có nhiều hội vật nhưng hội vật ở làng Hà xã Hồ Sơn huyện Tam Đảo là vui nhất. Vì tất cả các danh thủ vô địch ở các hội khác đều hẹn nhau về để tranh tài cao thấp lần nữa. Ai đoạt được vô địch ở làng Hà mới đáng mặt anh hùng.

23/01/2017
332 lượt xem

Lễ hội Lồng Tồng ở huyện Na Rì

Trên những thửa ruộng bậc thang thuộc xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, cứ vào ngày mồng 8 tết âm lịch hàng năm, lại diễn ra một lễ hội của đồng bào Tày, Nùng mang tên "Lễ hội Lồng Tồng". 

23/01/2017
239 lượt xem

Hội thi Hú đáo ở Lũng Ngoại (từ ngày 4 đến ngày 7 tháng Giêng)

- Địa điểm: Làng Lũng Ngoại - xã Lũng Hòa - huyện Vĩnh Tường.

- Thời gian: Thi vào các buổi chiều từ mùng 4 đến mùng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

22/01/2017
189 lượt xem

Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày ở Bắc Hà

Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm. Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng, khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn nước trong nhất bản - rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội. 

22/01/2017
579 lượt xem

Hội chọi trâu Hải Lựu

Hải Lựu là một xã nhỏ của huyện Sông Lô tỉnh Vĩnh Phúc, vùng quê này đang lưu giữ một lễ hội văn hoá lớn, đậm đà bản sắc dân tộc - đó là Lễ hội chọi trâu, diễn ra vào ngày 16, 17 tháng Giêng hàng năm.

21/01/2017
244 lượt xem

Hội Đình Cả của 5 làng Tích Sơn

Tương truyền đầu đời Trần, 7 anh em họ Lỗ đều đã giữ chức “điển bình” trong quân đội triều đình, cùng nhau coi giữ trong động Đinh Sơn (núi Đanh) và các xã xung quanh. Tháng Chạp năm nguyên phong thứ 7 đời vua Trần Thái Tông (1257), quân Nguyên Mông xâm lược Đại Việt. Vua Trần xuất quân đánh giặc, 7 anh em họ Lỗ theo nhà vua ra trận. Sau khi đất nước thanh bình, 7 vị trở về quê, làng Bồ Lí ngày nay. Trên đường về tới núi Đanh thì hóa Mộ táng ở dưới chân núi. Nhân dân tưởng nhớ 7 anh em họ Lỗ lập đền thờ, trong đó đình Cả Tích Sơn là nơi thờ chính.

21/01/2017
207 lượt xem

Lễ hội Yên Tử

Vùng núi Yên Tử ở xã Thượng Yên Công cách trung tâm  thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) khoảng chừng 14 km. Trước đây, người ta gọi núi Yên Tử là núi Voi bởi hình dáng ngọn núi tựa như một con voi khổng lồ. Trong sử sách ghi lại, Yên Tử còn có tên là Bạch Vân Sơn  bởi quanh năm núi chìm trong mây trắng.

20/01/2017
577 lượt xem

Lễ hội đình Châm Khê

Thôn Châm Khê, xưa kia có tên chữ Bùi Xá, tên nôm làng Bùi, vốn là một làng Việt cổ nằm bên bờ nam sông Ngũ Huyện Khê (nay thuộc xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) từng nổi tiếng với ngôi đình cổ kính hàng trăm năm tuổi và lễ hội “tắm phỗng”. 

20/01/2017
199 lượt xem

Trò diễn "Trâu rơm, Bò rạ" (từ ngày 4 đến ngày 5 tháng Giêng)

- Địa điểm: làng Bích Đại và Đồng Vệ, xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường.

- Thời gian: Ngày mùng 4 và mùng 5 Tết Nguyên đán tháng Giêng hàng năm.

- Thể hiện mong muốn của người dân Đại Đồng: cây cối tốt tươi, gia súc gia cầm không ngừng sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu.  

20/01/2017
178 lượt xem

Trẩy hội Chùa Hương

Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Ngày mồng sáu tháng giêng là khai hội. Lễ hội thường kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch. 

19/01/2017
176 lượt xem
Trang 13 trong 17Đầu tiên   Trước   8  9  10  11  12  [13]  14  15  16  17  Tiếp   Cuối