Cập nhật: 29/10/2009 04:53:12 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ngày 27.10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, các đại biểu Quốc hội họp tại Hội trường, thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội năm 2009; phương hướng và nhiệm vụ năm 2010.

Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên điều khiển phiên họp. Đã có 24 đại biểu Quốc hội tham gia ý kiến thảo luận tại về thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội năm 2009; phương hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010.Về cơ bản, các đại biểu tán thành và đánh giá cao các kết quả đạt được về mặt kinh tế, xã hội năm 2009 cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế xã hội năm 2010, đã được thể hiện trong báo cáo của Chính phủ. Hầu hết đại biểu nhận định, phần đánh giá kết quả phát triển kinh tế xã hội năm 2009 thể hiện qua Báo cáo của Chính phủ là sát với thực tế. Trong lúc nhiều nền kinh tế trong khu vực và thế giới tăng trưởng âm, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương, là một kết quả tích cực nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự điều hành và chỉ đạo linh hoạt, kịp thời của Chính phủ. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là làm sao để thúc đẩy tăng trưởng GDP cao hơn trong điều kiện nền kinh tế đã bước đầu thoát khỏi sự suy giảm. Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều thống nhất với đánh giá của Chính phủ rằng: Năm nay, nền kinh tế nước ta đã thoát khỏi suy giảm và đạt tốc độ tăng trưởng khá. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiềm chế. An sinh xã hội được bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt kết quả khá, nổi rõ nhất là: Xuất khẩu gạo cả năm ước đạt khoảng 6 triệu tấn, mức cao nhất từ trước tới nay. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội hơn 708.000 tỷ đồng, bằng 42,2% GDP và tăng 16% so với năm 2008. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) dự kiến cả năm tăng khoảng 5,2%, đạt chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Tổng số chi cho an sinh xã hội tăng 62% so với năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, đến cuối năm còn khoảng 11%...Những kết quả này là cơ bản và quan trọng, chứng tỏ sự đồng tâm hiệp lực và nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách thẳng thắn, thì tình hình kinh tế-xã hội vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập; nhất là mức tăng trưởng GDP thấp nhất trong 10 năm gần đây. Tăng trưởng chủ yếu vẫn theo chiều rộng, cơ cấu kinh tế kém hiệu quả, năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh còn thấp. Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế chưa thật vững chắc; kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực và thể chế kinh tế thị trường chưa có bước cải thiện đáng kể. Do tác động của suy giảm kinh tế, việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội còn nhiều khó khăn...Nhiều đại biểu nhận định, việc thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ, gói kích thích kinh tế của Chính phủ còn mang tính bình quân, còn tình trạng khó tiếp cận với chính sách của một số đối tượng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn và nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cùng được nới lỏng sẽ tiềm ẩn nguy cơ lạm phát trong giai đoạn tới. Do vậy, việc thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ nới lỏng, nhưng cần thận trọng, chính sách tài khóa đầu tư mở rộng cần bảo đảm chặt chẽ và tính hiệu quả phải cao. Nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến, đó là vì sao tăng trưởng kinh tế lại “nở theo chiều ngang”? Tái cấu trúc lại nền kinh tế như thế nào? Bắt đầu từ đâu và cơ quan nào chịu trách nhiệm xây dựng đề án tái cấu trúc nền kinh tế? Hiệu quả của gói kích cầu và có nên bổ sung gói kích cầu thứ 2 hay không? như mục tiêu của Chính phủ đề ra trong năm tới. Đa số ý kiến cho rằng, chúng ta đã chặn được đà suy giảm kinh tế, nhưng thách thức trước mắt không phải là ít, nhất là nguy cơ lạm phát tăng trở lại. Do vậy, đây là thời điểm Chính phủ cần tập trung phát huy nội lực để vực dậy nền kinh tế thời kỳ hậu khủng hoảng. Mục tiêu tăng trưởng trên 5% đã đạt được theo yêu kế hoạch đề ra, nhưng tăng trưởng chủ yếu vẫn “nở chiều ngang” nhờ Chính phủ bơm thêm tiền vào nền kinh tế chứ hiệu quả thu được từ đồng vốn không cao. Bằng chứng là hệ số sử dụng vốn (chỉ số ICOR) của năm 2008 là 6,66 nhưng năm nay chỉ ước tính lên đến 8. Điều đó chứng tỏ các gói kích cầu hỗ trợ lãi suất ngắn hạn vừa qua đã có hiệu quả nhất định nhưng cần đánh giá thêm để rut ra những kinh nghiệm. Nền kinh tế đã phục hồi, nhưng chưa thể lấy lại đà tăng trưởng cao như trước nên chúng ta vẫn cần duy trì kích cầu để kích thích nền kinh tế, song mức độ phải khác, chính sách hỗ trợ mang tính dài hạn hơn, đi vào chiều sâu hơn.

Ông Lê Văn Cuông, Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa kiến nghị thực trạng quá tải bệnh nhân tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung ương, nguyên nhân này một phần là do chúng ta không chú trọng đến công tác y tế dự phòng từ cơ sở. Đại biểu Lê Văn Cuông đề nghị nhà nước có chính sách kịp thời, hợp lý cho tuyến y tế dự phòng vì chúng ta phải “ phòng bệnh hơn chữa bệnh”.

Ông Nguyễn Bá Thanh,Đoàn đại biểu Quốc hội Đà Nẵng cho rằng cần có những chính sách ưu tiênhơn nữa cho việc phát triển kinh tế biển gắn với quốc phòng, an ninh. Quantâm đến việc đánh bắt xa bờ cho ngư dân. Ông Thanhcũng đã nêu tình trạng kẹt xe tại các thành phố lớn đang gây bức xúctrong nhân dân, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa thiệt hại đến nền kinh tế, tuynhiên các thành phố lớn chưa có giải pháp hạn chế. Nhiều đại biểu cũng chorằng: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia hình như đang bất lực trước thực trạnggiao thông yếu kém ở Việt nam, bởi ngay trong tháng An toàn giao thông năm naysố vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng gia tăng khiến cho hàng chụcngười chết và bị thương trong một vụ.

Đại biểu các tỉnh miềnTây Nambộ đề nghị có giải pháp cho người nông dân khu vực này chủ động ứng phó với sựbiến đổi khí hậu, khi nước biển dâng người nông dân sẽ mất dần ruộng đất canhtác. Cũng liên quan đến những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long, việcChính phủ hỗ trợ thu mua lúa gạo đã có tác động tốt đến thị trường lúa gạo nămnay, tuy nhiên người nông dân vẫn phải chịu phần thiệt thòi khi bán lúa gạo,chỉ các doanh nghiệp được hưởng lợi do được vay vốn thu mua nông sản của nôngdân. Khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng nông thôn và thành thị; vùng miền núivà đồng bằng cũng được các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến. vấn đề di cư củalực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị đang gây sức ép về gia tăng dân sốở các vùng đã tập trung quá đông người ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đờisống..v.v…

Các đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ tới đây cần phải có những giải pháp mạnh và đồng bộ trong việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư; đồng thời, có qui định cụ thể nhằm đề cao trách nhiệm của chủ đầu tư các công trình, song song với việc cải tiến thủ tục giải ngân các nguồn vốn, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, tạo nên sự thông thoáng, thuận lợi để đầu tư hiệu quả. Trong đó, nhiều ý kiến vẫn coi những giải pháp Chính phủ đặt ra để giải quyết 6 nhiệm vụ lớn trong năm 2010 là rất cần thiết, khả thi nhưng cần qui định rõ hơn trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của từng bộ, ngành và chính quyền địa phương; đi đôi với việc xử lý nghiêm khắc những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong bộ máy nhà nước./.

 

Theo Báo điện tử ĐCSVN

 

Tệp đính kèm