Cập nhật: 23/04/2013 14:07:52 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ông Daniel Jeongdae Lee, chuyên gia Kinh tế, phòng Chính sách Kinh tế vĩ mô và Phát triển, thuộc Ủy ban Kinh tế - Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hợp Quốc (ESCAP), mở đầu buổi công bố Báo cáo Điều tra kinh tế xã hội của Liên Hợp Quốc (LHQ) khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2013 (ngày 18/4) bằng nhận định gây “sốc” nhưng rất thực tế đó. Nguyên nhân được cho là do tác động của sự bất ổn về chính sách ở các nước phát triển.

Không có thời gian để tự mãn

 

Nhận định của ông Daniel Jeongdae Lee thực tế cũng là đánh giá của LHQ về tình hình tăng trưởng của các nền kinh tế ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong năm 2013. Sự mờ nhạt là quá trình tiếp tục sau khi bị suy giảm nghiêm trọng vào năm 2012, do các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài. Để cải thiện tình hình, LHQ cho rằng những nỗ lực kích cầu phải đi đôi với việc điều chỉnh định hướng kinh tế vĩ mô để thúc đẩy quá trình phát triển bền vững phục vụ cho phạm vi đối tượng thụ hưởng rộng rãi.

 

Trên cơ sở ghi nhận tình trạng bất bình đẳng về thu nhập gia tăng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt ở mức độ nghiêm trọng trong quá trình phát triển kinh tế của khu vực thời gian qua, Báo cáo của LHQ khuyến cáo: Các chính sách kinh tế vĩ mô hướng tới tương lai vì sự phát triển bền vững và hòa đồng các chính sách kinh tế vĩ mô có vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa khu vực đi theo hướng tăng trưởng bền vững và hòa đồng hơn.  Đây là ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển sau 2015 của khu vực.

 

Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% vào 6 tháng cuối năm?

 

Kỳ vọng cải thiện về nhu cầu của thế giới xuất phát từ kết quả tăng trưởng liên tục của Hoa Kỳ và sự khởi sắc ở mức độ hạn chế của các nền kinh tế lớn mới nổi có thể sẽ góp phần nâng tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương từ 5,6% năm ngoái lên 6% trong năm 2013.

 

Các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu là chính ở Đông Á, Đông Bắc Á và Đông Nam Á dự kiến sẽ hưởng lợi từ “tình hình thương mại toàn cầu đã được cải thiện, mặc dù chưa sôi động”. Tuy nhiên, nhu cầu trong nước sẽ là động lực chính cho nền kinh tế ở Indonesia, giúp nước này đạt  mức tăng trưởng mạnh mẽ là 6,6% trong năm 2013. Tiêu dùng của tư nhân ở mức cao sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng ở Philipin (6,2% trong năm 2013) và Thái Lan (5,3% trong năm 2013).

 

 Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam hy vọng sẽ khởi sắc và đạt mức tăng trưởng 5,5% vào 6 tháng cuối năm 2013.

 

Với cách nhìn thẳng cần thiết, Báo cáo của LHQ chỉ ra sự thật rằng, hiện tượng tốc độ tăng trưởng suy giảm trở thành “chuyện thường tình”; càng cho thấy sự cần thiết phải làm cho quá trình phát triển mang tính bền vững và hòa đồng. Nếu xu thế kinh tế vẫn tiếp diễn như hiện nay thì hiện tượng tốc độ tăng trưởng giảm mạnh so với những năm gần đây có thể trở thành chuyện thường tình ở nhiều nền kinh tế trong khu vực. Điều này có thể gây thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 1,3 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2017.

 

Các vấn đề về cấu trúc mang tính dài hạn như bất bình đẳng gia tăng hay thiếu hụt năng lượng và cơ sở hạ tầng càng làm cho tình trạng suy giảm kinh tế trong khu vực trở nên tồi tệ hơn. Báo cáo cho rằng “giải pháp về cấu trúc để tăng cường các động lực tăng trưởng nội địa... chính là làm cho quá trình phát triển trở nên bền vững và hòa đồng hơn”.

 

 

 

Theo Khánh Sơn/GD&TĐ Online

Tệp đính kèm