Cập nhật: 27/09/2009 16:38:42 Article Rating
Xem cỡ chữ

Nuôi trong ruộng lúa là một phương thức nuôi cá chạch có nhiều triển vọng. Nuôi cá thương phẩm trong ruộng lúa có những điểm tốt như sau: làm cho lúa tăng sản, cá chạch có thể lợi dụng thức ăn và cỏ dại trong nước ruộng, cho ăn ít hơn hoặc thậm chí không cho ăn cũng có thể sản xuất ra cá; lúa có thể hấp thụ vật bài tiết của cá, có lợi cho sự sinh trưởng.

Do cá bơi lội trong ruộng lúa làm cho các tầng nước đối lưu với nhau, nâng cao giá trị hoà tan ôxy ở tầng đáy. Trong quá trình trao đổi chất của cá, khí CO2 được thải ra, làm cho lúa tiến hành quang hợp là một việc lợi dụng hợp lý.

 

1. Xây dựng

 

Ruộng nuôi cá chạch cần phải tôn bờ cao lên. Bờ ruộng cao tăng lên đến 40-50cm, mặt đáy bờ ruộng độ 50cm là vừa. Bờ ruộng nên chắc chắn để giữ được nước và ngăn ngừa cá nhảy đi. Trong ruộng lúa cần đào các mương rãnh và ổ chứa cá. Ổ chứa cá có thể đào theo hình vuông, tròn hoặc hình chữ nhật. Tác dụng của nó là lúc nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp làm cho cá chạch trú nóng, trú lạnh. Khi nước ruộng khô hoặc khi phun thuốc, bón phân, cá có chỗ chui trốn vào đó. Khi cho ăn và uống thuốc có thể cho vào ổ chứa cá, lúc đánh bắt cá càng làm cho cá tập trung dễ bắt, cũng có chỗ rộng tạm.

 

Trong ruộng lúa cần lắp đặt cống cấp thoát nước và lưới chống cá nhảy - đó là điều không thể thiếu được. Cống cấp thoát nước cố gắng làm ở hai bờ đối diện nhau, miệng cống hơi lệch nhau làm cho nước vào ruộng lúa được chảy xuyên suốt khắp ruộng. Bố trí lưới hoặc đăng chắn cá còn chống cá tạp xâm nhập vào ruộng lúa. Đăng có thể làm bằng lưới, tre, cành cây. Đăng giăng hình cung tròn, mặt lồi đối diện với hướng nước chảy, tức mặt lồi hình cung tròn của nước vào đối mặt với bên ngoài ruộng lúa, khi cấp thoát nước thì ngược lại. Lỗ đăng hoặc lưới làm sao cho cá không nhảy được mà nước không bị cản nhiều.

 

Kết cấu ruộng lúa nuôi cá chạch thường thấy có nhiều loại hình: mương rãnh và ổ chứa cá, ruộng và ao liền nhau kết hợp giữa nước chảy và ruộng lúa.

 

2. Quản lý

 

Sau khi cấy lúa sớm độ 10 ngày thì thả giống cá chạch. Với kích cỡ giống 3cm, mỗi 0,067ha thả 15-20 ngàn con, nuôi thâm canh thả 30-40 ngàn con là vừa.

 

Lượng thức ăn bón bằng 3-5% tổng trọng lượng cá. Thức ăn nên bỏ vào mâm hoặc rổ đựng thức ăn. Bón phân ruộng lúa cần bón thật cẩn thận. Nguyên tắc bón phân là lấy bón phân gốc ban đầu làm chính, bón thêm phân làm phụ, bón phân chuồng làm chính, bón phân vô cơ làm phụ. Phân chuồng có thể làm phân bón gốc cũng có thể làm phân bón thêm, phân vô cơ làm phân bón thêm là tốt.

 

Sử dụng thuốc trừ sâu cần chú ý đến hàm lượng thành phần hữu hiệu cùng tỷ trọng của thuốc trừ sâu dạng nước, cần phải nắm vững dung lượng thuốc nước.

 

Công việc quản lý hàng ngày đối với ruộng lúa nuôi cá chạch thương phẩm: Tuần tra ruộng chú ý đến sự biến hoá của khí hậu, phòng lũ lụt khi có mưa lớn, quan sát mực nước, vứt bỏ các rác cỏ lấp bít lỗ thoát nước. Đối với mương rãnh và ổ chứa cá nên thường xuyên kiểm tra, giữ cho nước chảy thông suốt, trước khi phun nên kiểm tra trước, bảo đảm cho mương rãnh và ổ chứa cá được thông suốt thuận lợi để cá tập trung đến ổ chứa nghỉ ngơi, lánh nạn khi trị liệu bệnh lúa.

 

Phải đề phòng cá quả, cá sộp vào ruộng nuôi cá chạch, nhất là khi cấp thoát nước cá dữ theo vào. Trong ruộng lúa nuôi cá chạch tuyệt đối không thả vịt.

 

 

 

Báo Nông nghiệp Việt Nam

Tệp đính kèm