Các nhà nghiên cứu tại Ðai học Ohio (Mỹ) khi phân tích 52 trẻ em biết đi và 107 trẻ em từ 9 tới 18 tuổi sống trong môi trường có khói thuốc, thấy rằng những đứa trẻ mới biết đi có nguy cơ mạch máu bị tổn hại cao gấp bốn lần đối với các trẻ em lớn tuổi hơn.
Nguy cơ này lại tăng lên gấp hai lần ở những đứa trẻ mới biết đi bị béo phì. Mạch máu bị tổn thương là điều kiện có thể dẫn tới bệnh tim mạch sau này. Các nhà nghiên cứu còn cho biết, ở những đứa trẻ mới biết đi có tiếp xúc khói thuốc, lượng tế bào EPC tuần hoàn trong máu giảm tới 30%. EPC giữ vai trò chủ chốt trong cơ chế tự phục hồi mạch máu bị tổn thương.
Chế tạo tàu đệm khí đầu tiên ở Việt Nam
Ðây là lần đầu tiên ở Việt Nam, loại tàu đệm khí được đầu tư nghiên cứu theo thiết kế riêng một cách bài bản, hoàn chỉnh, do các nhà khoa học thuộc Ðại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh chế tạo. Tàu đệm khí hoạt động dựa trên sự tự nâng tàu bề mặt bằng cách tạo ra áp lực dưới dạng một đệm khí. Tàu không chỉ chạy trên mặt nước sâu, mặt nước cạn, nơi có nhiều rong rêu mà còn lướt trên cả mặt đất. Ðiểm đặc biệt của loại tàu này là khi di chuyển, thân tàu không chạm nước bởi nó tạo ra một lớp đệm khí. Với nguyên tắc hoạt động này, nó không chỉ chạy trên mặt sông, hồ, biển mà còn có thể lướt nhẹ trên mặt đất. Loại tàu này đặc biệt hiệu quả ở vùng có nước nông hoặc bị rong rêu không sử dụng được loại tàu chân vịt. Loại hình tàu này có thể được ứng dụng cho các loại tàu tuần tra, bảo vệ, tàu thể thao, cứu nạn, tàu thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt của hải quân... Tàu đệm khí phù hợp cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực kỹ thuật tàu thủy, kỹ thuật hàng không, công nghệ vật liệu, điều khiển tự động, kỹ thuật đo lường. Ngoài ra, tàu đệm khí có khả năng phục vụ cứu hộ, cứu nạn sau lũ. Các nhà khoa học cho rằng, nếu có sự hỗ trợ của phương tiện này, tổn thất về người ở các trận lũ lụt vừa qua sẽ giảm thiểu rất nhiều.
Theo NhanDan Online