Cập nhật: 29/09/2011 16:40:04 Article Rating
Xem cỡ chữ

Nước ta là một nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm nên rất thuận lợi cho sự phát triển của giun sán. Kết quả một cuộc khảo sát tại xã An Phú, Củ Chi (TP.HCM) – nơi phần lớn hộ dân nuôi chó thả rông, thì có đến 38% người dân măc bệnh giun đũa chó.

Nhưng ở thành phố, các chủ chó cũng thường dắt thú cưng đi “xả” ở đường phố công cộng, ấu trùng giun đũa chó bay tứ tán trong không khí và là nguồn lây lan trong cộng đồng.

 

Bởi vậy, từ năm 2000, mô hình tẩy giun cho học sinh tiểu học định kỳ 6 tháng/lần đã và đang được tiến hành ở 19 tỉnh trên toàn quốc do WHO hỗ trợ. Tuy nhiên, với các em học THCS trở lên cùng người lớn, việc tẩy giun định kỳ lại hay bị quên lãng. Với 1 liều tẩy giun duy nhất hiện nay là Albendazol 400 mg hoặc Mebendazol 500 mg chúng ta có thể diệt các loại giun thông thường.

 

Tuy nhiên, các loại giun khác như: Giun lươn, giun đũa chó, giun đầu gai, sán lá gan, thì việc điều trị sẽ phức tạp hơn, cần được bác sĩ chuyên khoa điều trị. Ví dụ bệnh sán lá phổi và lao phổi đều có triệu chứng ho ra máu hay tràn dịch màng phổi nên có hàng trăm bệnh nhân bị sán lá phổi nhưng dễ nhầm là lao phổi và điều trị lao nhiều tháng, nhiều năm bệnh vẫn không khỏi.

 

Chúng ta cần lưu ý đối với bệnh sán lá phổi, mặc dù có những biểu hiện lâm sàng rất giống với bệnh lao nhưng vẫn có thể phân biệt được. Nếu mắc bệnh sán lá phổi, người bệnh có biểu hiện ho kéo dài, có từng đợt ho ra máu màu rỉ sắt, cũng có trường hợp ho ra máu tươi do sán làm vỡ động mạch lớn trong phổi nhưng hiếm hơn, không có dấu hiệu nhiễm khuẩn, người bệnh vẫn có thể học tập và lao động bình thường. Trong khi đó, nếu mắc bệnh lao, người bệnh có biểu hiện ho ra máu tươi, có dấu hiệu nhiễm khuẩn (môi khô, lưỡi bẩn), thường có sốt về chiều, chán ăn, sút cân.

 

Các loại giun sán khó trị khác như giun đũa chó, sán lá gan… khi xậm nhập cơ quan nội tạng sẽ gây nên bệnh lý ở các cơ quan này và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Theo Tiến Sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, giám đốc TT Y tế dự phòng TP.HCM, sở dĩ một số trường hợp chẩn đoán nhầm nguyên nhân gây bệnh là do người thầy thuốc ít nghĩ đến bệnh ký sinh trùng.

 

Do đó, nếu đã uống thuốc nhưng các triệu chứng không giảm, cần làm xét nghiệm ở chuyên khoa xem mình có bị nhiễm giun sán hay không. Các xét nghiệm cần thiết là soi phân tìm trứng giun sán, hồng cầu, xét nghiệm máu tìm kháng thể kháng giun sán.

 

Để phòng lây nhiễm giun sán bằng các biện pháp sau: Giữ vệ sinh cá nhân tốt. Rửa tay thường xuyên, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi; mang giày dép, găng khi tiếp xúc đất ẩm khi làm vườn phòng đường lây qua da...  Đặc biệt tẩy giun định kỳ 6 tháng cho cả trẻ em và người lớn (phụ nữ tránh thực hiện khi có thai).

 

 

Theo Báo NNVN

Tệp đính kèm