Cập nhật: 19/08/2016 08:13:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Ở trẻ sơ sinh, do đường kính lòng phế quản nhỏ, chỉ cần một lượng dịch rất ít cũng làm cho thở thành tiếng khò khè.

Hiện tượng khò khè diễn ra ở trẻ sơ sinh khi đờm rãi ở các tiểu phế quản được nhu động đưa ra khí quản và hai nhánh phế quản, luồng không khí đi ra vào kéo đờm tạo tiếng khò khè. Do trẻ không biết nhổ khạc nên cứ cò cử đưa đi đưa lại, đôi khi trẻ nôn trớ có thể kéo theo đờm rãi đã được đùn ra đến cổ họng.

Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường, không sốt, không sổ mũi thì không có gì đáng lo ngại.

Để hạn chế hiện tượng trên ở trẻ nhỏ BS. Đỗ Hữu Thảnh - Đã từng công tác tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hà Nam khuyên bậc phụ huyên dùng các biện pháp sau:

+ Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với tư thế đầu và vai cao, cổ dãn thẳng.

+Có thể dùng vải màn thưa quấn lỏng thành cuộn đưa sâu vào miệng trẻ, mẹ dùng miệng ngậm vào miệng trẻ mút, áp lực khí âm sẽ hút đờm dính vào vải màn và lôi vải ra sẽ kéo theo được đờm.

+ Uống thuốc làm lỏng đờm, khi đờm loãng sẽ được các lông quét trong phế quản nhu động dễ dàng đẩy được đờm ra ngoài

+ Việc hút đờm bằng máy hút chỉ nên thực hiện tại bệnh viện nếu có nhiều đờm.

BS. Đỗ Hữu Thảnh

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm