Cập nhật: 27/09/2016 08:21:00 Article Rating
Xem cỡ chữ

Khô miệng ngoài việc làm thay đổi mùi vị món ăn, khiến bạn không thể ăn ngon miệng còn có thể gây sâu răng.

Ăn các loại rau trộn sẽ đỡ khô miệng

Nguyên nhân gây khô miệng

Khô miệng, có thể gây ra vấn đề rắc rối ảnh hưởng đến việc tận hưởng đồ ăn và tình trạng khó chịu của miệng. Nếu không có nước bọt, thức ăn và vi khuẩn tồn tại trong miệng, thúc đẩy sâu răng. Ngoài ra, thiếu nước bọt làm thay đổi mùi vị của thực phẩm và ngăn ngừa sự khởi đầu của quá trình tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây khô miệng gồm: Bệnh lý tuyến nước bọt, dùng thuốc kháng histamine, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư và hội chứng Jorgen.

Ngoài thuốc men, điều trị chứng khô miệng cũng bao gồm việc thay đổi chế độ ăn uống với các thực phẩm tự nhiên có thể mang lại nhiều kết quả ngoạn mục.

Khi bị khô miệng, nên uống nước trái cây

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo uống một ngày 8-10 cốc chất lỏng, bao gồm nước lọc và nước trái cây khi bị khô miệng. Đặc biệt quan trọng nên uống chất lỏng trong suốt bữa ăn. Nước là thức uống ưa thích, theo Đại học Illinois tại Chicago, nhưng không nên có đường, không nên có cà phê... Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy bổ sung dinh dưỡng hoặc kem sữa để giúp nhu cầu giữ miệng có độ ẩm là cần thiết.

Nên ăn đồ ăn lỏng, mềm khi bị khô miệng

Hiệp hội Ung thư Mỹ cho biết nên ăn thức ăn mềm khi bị khô miệng. Ví dụ về các loại thực phẩm tự nhiên mềm mại cho những người có khô miệng bao gồm thịt mềm, thịt gà, cá, bơ đậu phộng mịn, súp kem, phô mai, sữa chua, trái cây đóng hộp, nấu chín mềm / rau trộn, khoai tây nghiền, mì ống nấu chín mềm, ngũ cốc nấu chín, kem, bánh, kem, sinh tố. Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng cho thấy sử dụng nước thịt, nước sốt và nước lọc để thêm độ ẩm cho các loại thực phẩm làm dễ nuốt hơn.

Thực phẩm kích thích nước bọt giảm khô miệng

Kẹo ít đường, kẹo cao su không đường, anh đào hoặc ô liu và chanh có thể giúp kích thích nước bọt. Hiệp hội Ung thư Mỹ cũng cho thấy chanh có thể kích thích tiết nước bọt.

Một số khuyến cáo khác để chống khô miệng

Hạn chế uống cà phê, bởi vì chất caffeine có thể làm cho miệng của bạn khô hơn.

Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì chúng có thể làm khô miệng.

Dừng sử dụng thuốc lá nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá để tránh gây khô miệng.

Uống từng ngụm nước thường xuyên hàng ngày giữ cho miệng có một độ ẩm nhất định.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Theo suckhoedoisong.vn

Tệp đính kèm