Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa Montréal - Canada và ĐH McGill, Mỹ vừa đạt được một bước đột phá ngoạn mục trong nghiên cứu các ứng dụng điều trị bệnh ung thư.
Các nhà nghiên cứu tại Trường ĐH Bách khoa Montréal - Canada và ĐH McGill, Mỹ vừa đạt được một bước đột phá ngoạn mục trong nghiên cứu các ứng dụng điều trị bệnh ung thư. Đó là loại nanorobotic (rô-bốt siêu nhỏ) có khả năng điều hướng thông qua các mạch máu để quản lý sự truyền dẫn và liều lượng các loại thuốc điều trị ung thư đưa vào cơ thể với độ chính xác cao. Bằng cách nhắm mục tiêu cụ thể là các tế bào ung thư hoạt động trong các khối u, các nanorobotic bao gồm hơn 100 triệu vi khuẩn roi có khả năng tự hành và nạp thuốc trực tiếp đến các vùng của cơ thể để chữa bệnh.
Bằng cách này, việc đưa thuốc đảm bảo chính xác và đạt hiệu quả tối ưu trong tiêu diệt hoàn toàn khối u và tránh gây nguy hiểm cho các tế bào khỏe mạnh cũng như các mô khỏe mạnh xung quanh. Phương pháp mới cũng giúp giảm đáng kể các tác dụng phụ mà thuốc điều trị có thể gây ra cho người bệnh.
Các đại lý nanorobotic có thể tự động phát hiện tình trạng oxy cạn kiệt tại các khu vực khối u, được gọi là vùng thiếu oxy và cung cấp thuốc cho những vùng này. Vùng thiếu dưỡng khí này được tạo ra bởi việc tiêu thụ đáng kể oxy của các tế bào khối u tăng sinh nhanh chóng, tuy nhiên, khu vực này được biết đến là kháng với hầu hết các phương pháp điều trị, bao gồm liệu pháp xạ trị.
Các kết quả của nghiên cứu đã bước đầu thành công khi thí nghiệm trên chuột. Các nanorobotic đã làm tốt nhiệm vụ đưa thuốc điều trị chính xác tới các tế bào ung thư trong khối u đại trực tràng.
Minh Ngọc
Theo suckhoedoisong.vn