Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo trong dịp Tết, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường dễ bị hóc các loại “dị vật” như hạt dưa, hạt hướng dương, mứt lạc, thạch… Vậy khi gặp những tình huống tai nạn không mong muốn này, người lớn phải làm như thế nào để giúp trẻ thoát khỏi sự nguy hiểm tính mạng nếu không may hóc dị vật?
Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo trong dịp Tết, trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi thường dễ bị hóc các loại “dị vật” như hạt dưa, hạt hướng dương, mứt lạc, thạch… Vậy khi gặp những tình huống tai nạn không mong muốn này, người lớn phải làm như thế nào để giúp trẻ thoát khỏi sự nguy hiểm tính mạng nếu không may hóc dị vật?
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng- Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), người trực tiếp hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị hóc dị vật nhấn mạnh: Hóc hạt hướng dương, hạt dưa, bí, thạch, đồ chơi kích thước nhỏ... là những tai nạn luôn rình rập trẻ em, đặc biệt trong những ngày nghỉ lễ, tết."
“Dị vật có trong đường thở 5-6 phút sẽ khiến trẻ ngừng thở, suy hô hấp dẫn tới tử vong. Khi sặc sữa, sặc cháo hay hóc dị vật (kẹp tóc, đồ chơi, thạch…)”- PGS. TS Dũng cảnh báo.
Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, khi phát hiện bé trai 7 tháng tuổi nhai trệu trạo mảnh đồ chơi trong miệng, người nhà đã vội vàng dùng tay móc miệng bé để lấy ra. Tuy nhiên, hành động này vô tính đẩy mảnh đồ chơi vào sâu, khiến bé ho sặc, khò khè, thở rít, có dấu hiệu tím tái.
Do đó, khi trẻ bị rơi vào tình huống đó, cha mẹ hoặc người giữ trẻ cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau:
Bước 1: Khi trẻ bị hóc dị vật, phụ huynh phải bình tĩnh bế trẻ lên, quay sấp người trẻ.
Để trẻ nằm sấp lên đùi đối với trẻ lớn.
Tuyệt đối không dùng tay móc dị vật trong miệng vì có thể đẩy dị vật vào sâu hơn, thậm chí khiến trẻ ngừng thở ngay lập tức (nhất là hóc thạch, miếng thạch hình trụ, trơn, rất dễ bít kín đường thở của trẻ).
Tuyệt đối, không được đặt trẻ nằm ngửa, vuốt ngực xuôi xuôi. Nếu không dị vật sẽ rơi vào sâu hơn, thậm chí vào phổi.
Khi trẻ bị hóc dị vật cần cho trẻ nằm úp và
lưu ý điểm vỗ lưng là giữa hai xương bả vai.
Bước 2:
Xác định vị trí dị vật để tác dụng lực nhằm đẩy dị vật ra ngoài.
Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5-7 cái vào lưng bé -chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên nhằm tống dị vật ra ngoài. Sau khi làm xong, nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.
BS Dũng khuyến cáo trong trường hợp thấy trẻ còn cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, phụ huynh cần hút kỹ để thông đường thở cho trẻ, tránh để dịch ứ đọng trong mũi, miệng trẻ.
Sau đó gọi xe đưa trẻ đi cấp cứu để bác sĩ trợ giúp.
Đối với trẻ trên 2 tuổi
Bế trẻ ôm vào trong lòng, lấy ba ngón tay ấn mạnh năm lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.
Khi trẻ trên 2 tuổi và người lớn học dị vật cần bế sát trẻ
vào người để xử trí dị vật theo hướng dẫn cùa bác sĩ
Trẻ còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Sau đó một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm hai bàn tay thành hai nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ, ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh.
“Nói chung, hóc dị vật đường thở rất nguy hiểm. Nếu hóc một phần, trẻ vẫn thở được. Còn nếu dị vật lớn, mềm, ôm trọn đường thở sẽ rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ. Vì thế, người lớn phải hết sức chú ý khi cho trẻ ăn các món thạch, bánh có độ dẻo, ăn các trái cây nhãn, vải có hạt trơn tròn rất dễ hóc”, PGS Dũng cảnh báo.
Đối người lớn
Đối với người lớn khi bị hóc dị vật, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng Dũng hướng dẫn, người lớn hóc dị vật thì cũng cần bình tĩnh và xử lý tương tự với trẻ trên hai tuổi.
Thái Bình
Theo suckhoedoisong.vn