Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh cơ bản kết thúc gieo cấy lúa vụ mùa. Để lúa vụ mùa đạt năng suất, chất lượng cao, kỹ sư Nguyễn Thị Thu Thảo, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc lúa vụ mùa.
Theo Kế hoạch của Sở Nông nghiệp & PTNT, vụ Mùa năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.700 ha diện tích lúa. Sử dụng các giống lúa thuần: Thiên ưu 8, HT1, RVT, Kim Cương 111, BC15, DQ11, Nếp 97. Thời vụ gieo từ ngày 05-10/6, tuổi mạ 10-15 ngày. Vụ Mùa năm 2019, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy giống lúa chất lượng đạt trên 70% diện tích.
Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu vụ Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các địa phương chuẩn bị đủ giống và các loại vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất. Đồng thời yêu cầu các địa phương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu giống lúa theo hướng mở rộng diện tích giống có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ; bố trí cơ cấu giống và thời vụ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương; áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất; tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, dần hình thành nhiều mô hình “sản xuất theo chuỗi giá trị”.
Ngành nông nghiệp và bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung mọi nguồn lực để phấn đấu giành thắng lợi trong sản xuất Vụ Mùa năm nay.
Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa Vụ Mùa.
1. Chế độ phân bón và cách bón phân:
- Cần bón phân cân đối giữa đạm - lân và kali.
- Bón phân đúng thời điểm, không nên bón đạm muộn làm cây phát triển quá mạnh về thân lá giai đoạn sau.
- Lượng phân bón và các giai đoạn bón tùy từng chân đất có thể sử dụng:
- Lượng phân: + Phân chuồng: 300 - 350 kg; phân Đạm 7- 8 kg, Phân supe lân 15 - 20 kg, phân Kali 5 - 6 kg hoặc 15 - 20kg NPK(5.10.3); 15 - 17kg NPK(12.5.10).
Hạng mục
|
Phân Đơn
|
Phân tổng hợp NPK
|
Bón lót: bón trước lượt bừa cấy
|
Toàn bộ phân chuồng, phân lân + 20% Đạm + 20% Kali
|
15-20kg NPK (5.10.3)
|
Bón Thúc1: Khi lúa bén rễ hồi xanh
|
Bón 60-70 % phân Đạm, Kali
|
10kg NPK (12.5.10)
|
Bón thúc 2: Bón nuôi đòng
|
Bón nốt lượng còn lại
|
5-7kg NPK (12.5.10)
|
Bón thúc 2: Bón nuôi đòng
|
Bón nốt lượng còn lại
|
5-7kg NPK (12.5.10)
|
2. Quản lý nước trên ruộng.
- Tưới nước: Sau khi cấy đặc biệt trong những ngày nắng núng vừa rồi cần để lớp nước nông 2-3 cm nhằm tạo điều kiện cho lúa bộn rễ, hồi xanh và bước vào giai đoạn đẻ nhánh được tốt.
- Dặm tỉa đảm bảo mật đô: Sau khi cấy cần kiểm tra mật độ trờn ruộng nếu bị mất khoảng cần tiến hành tỉa và dặm đảm bảo mật độ.
- Khi theo dõi lúa đã đẻ nhánh đạt 300 - 350 dảnh/m2 thì rút hết nước và phơi ruộng ở những chân đất chủ động tưới tiờu. Khi lúa bắt đầu phân hoá đòng (thời kỳ mà bà con nông dân quen gọi là đòng cứt dán) thì tháo nước trở lại. Thời gian phơi ruộng khoảng từ 12 ngày.
* Tác dụng của biện pháp rút nước phơi ruộng:
+ Hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, tăng được hiệu quả phân bón và quần thể ruộng lúa được thông thoáng.
+ Bộ rễ ăn sâu và ra nhiều rễ mới nổi trắng trên bề mặt ruộng làm tăng khả năng chống đổ và hút dinh dưỡng của cây lúa.
+ Làm bộ lá đứng và cứng có tác dụng tăng khả năng quang hợp.
+ Môi trường ruộng lúa khô và ẩm xen kẽ nên hạn chế được sâu bệnh hại Phòng trừ sâu bệnh
Do điều kiện thời tiết vụ Mùa có mưa nhiều và nắng sen kẽ là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu, bệnh hại phát sinh, phát triển và gây hại trên lúa.
- Không nên bón quá nhiều phân đạm gây thừa đạm sẽ làm lúa bị lốp, đổ dễ bị sâu bệnh gây hại. Cần bón cân đối đạm - lân - Kali.
- Theo dõi các bản tin dự báo tình hình sâu bệnh hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua các phương tiện thông tin đại chúng kết hợp với thường xuyên thăm đồng để phát hiện sâu bệnh hại kịp thời và có biện pháp xử lý. Từ giai đoạn này tới cuối vụ trên lúa mùa thường xuất hiện các đối tượng sâu, bệnh hại như: Sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá,… Cách xử lý đối với từng đối tượng như sau:
+ Sâu cuốn lá nhỏ: Một năm sâu cuốn lá nhỏ có từ 7 đến 8 lúa. Lứa gây hại giai đoạn này là lứa thứ 5 và thứ 6. Lúa bị hại lá bị sâu ăn mất phần diệp lục nên có màu bạc trắng, làm giảm hiệu suất quang hợp dẫn tới giảm năng suất. Khi đạt và vượt ngưỡng mật độ trên 20 con/m2 bà con sử dụng một trong số các loại thuốc: Virtako, Tanggo 800WG,…
+ Sâu đục thân hai chấm: giai đoạn sắp tới lứa thứ 5 gây hại giai đoạn lúa trỗ gây ra hiện tượng bông bạc. Sử dụng các loại thuốc BVTV phun khi sâu non nở rộ (mật độ ≥ 0,5 ổ trứng/m2): Dibadan, Tanggo,...
+ Rầy nâu: Thường tập trung ở phần gốc lúa chích hút nhựa cây làm lúa bị vàng và chết. Khi mật độ trên 3.000 con/m2. Sử dụng Actara, Admire 50EC; Confidor 70WG...
+ Bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn hiện nay vẫn không có thuốc đặc trị vì vậy chúng ta phải phát hiện bệnh sớm và dùng một trong các loại thuốc Staner, Sasa, YChatot,… phun khi bệnh chớm xuất hiện.
+ Bệnh khô vằn: - Bệnh phát sinh trong điều kiện ẩm độ và nhiệt độ cao, đặc biệt ẩm độ trong hàng lúa cao.
- Bệnh phát sinh ở những chân ruộng cấy dày, cấy to khóm, ở những ruộng bón thừa đạm bón phân không cân đối.
- Bệnh liên quan chặt chẽ tới chế độ nước.
* Biện pháp phòng trừ.
- Áp dụng các biện pháp tiêu diệt nguồn bệnh trong đất và quản lý kỹ thuật trồng trọt thâm canh thích hợp.
- Gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo mật độ hợp lý, bón phân cõn đối N,P,K tránh bón tập trung đạm đón đòng, có thể phối hợp thêm Kali hoặc tro bếp để tăng cường tính chống chịu của cây.
- Hệ thống tưới tiêu chủ động và không để mực nước quá cao trong trường hợp bệnh đang lây lan mạnh.
Khi bệnh phát triển mạnh phun Anvil, Tilt Super, Benvil 50 SC, Vacin..... phun khi tỷ lệ bệnh > 20% dảnh hại.
+ Bệnh vàng lá sinh lý: Trong những năm gần đây thời gian chuyển tiếp từ vụ Xuân sang gieo cấy lúa vụ Mùa ngắn, gấp gáp. Đồng thời cách thu hoạch lúa Xuân bà con gặt để gốc rạ cao. Phần lớn lượng gốc rạ được cày vùi trong đất mà không sử dụng biện pháp xử lý gốc rạ trước khi cấy nên có hiện tượng nghẹt rễ do ngộ độc hữu cơ.
Biểu hiện: lá lúa bị úa vàng, lúa ngừng sinh trưởng, không đẻ nhánh, rễ lúa thâm đen có mùi tanh, không ra được rễ trắng.
Để khắc phục hiện tượng trên:
+ Tuyệt đối không được bón đạm cho lúa.
+ Tháo cạn nước phơi ruộng từ 3 - 5 ngày cho ruộng nứt chân chim, sau đó lấy nước vào ruộng 3 - 5 cm.
+ Bón 20 - 30 kg vôi bột (đối với những ruộng chưa bón vôi) hoặc bón bổ sung 10 - 15 kg vôi bột (đối với những ruộng đã bón vôi) + 10 - 15 kg phân lân/sào.
+ Kết hợp làm cỏ, sục bùn tạo cho ruộng lúa thông thoáng khí, kích thích ra rễ mới. Sau khi xử lý từ 3 - 5 ngày, kiểm tra nếu thấy cây lúa đã có rễ trắng và ra thêm lá mới thì có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun giúp cây lúa nhanh hồi phục như: Atonik 1,8 DD, Đầu trâu 502, KOMIC,... và thực hiện các biện pháp kỹ thuật chăm sóc bình thường.
- Lưu ý: Cần tuân thủ 4 nguyên tắc trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao. 4 nguyên tắc là: Sử dụng đúng thuốc, đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ.
Lê Dũng