Cập nhật: 31/01/2022 09:15:00
Xem cỡ chữ

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19 đã, đang tạo ra “lực đẩy” quan trọng để doanh nghiệp chuyển hướng khai thác thương mại điện tử. Nắm bắt được cơ hội này, đặc biệt, trước yêu cầu phát triển nền kinh tế số, tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận và tham gia thương mại điện tử, từ đó mở rộng kinh doanh ở cả thị trường trong và ngoài tỉnh một cách sâu rộng.

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát, cùng với việc mở rộng thị trường bằng hình thức trực tiếp, doanh nghiệp này đã xác định phải đẩy mạnh hình thức bán hàng trực tuyến thông qua các trang mạng xã hội và webside của công ty. Nhờ đó, dù phải chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh song doanh số bán hàng của doanh nghiệp không bị giảm sút mà còn có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021.

Xác định thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, hàng năm ngành công thương Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Giai đoạn 2017-2020, Sở Công Thương đã hỗ trợ xây dựng 50 website cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức các khoá đào tạo, tập huấn nhằm phát triển nguồn nhân lực thực hiện hoạt động thương mại điện tử cho các doanh nghiệp, hợp tác xã. Đặc biệt trong năm 2021, Sở đã thực hiện đề án “Xây dựng, phát triển bộ thương hiệu trực tuyến cho các sản phẩm chủ lực của tỉnh Vĩnh Phúc” qua đó đã hỗ trợ được 15 bộ thương hiệu trực tuyến cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Thời gian tới, Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2021-2025 đạt hơn 410.000 tỷ đồng với tăng trưởng bình quân 10,8%/năm; đưa Vĩnh Phúc nằm trong top 15 cả nước về chỉ số thương mại điện tử./.

Phương Liên