Cập nhật: 24/04/2022 07:32:00
Xem cỡ chữ

Lác mắt xuất hiện ở khoảng 3% trẻ em, nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị mắt lác có thể mất thị lực một phần do nhược thị - giảm chức năng thị lực của một mắt, gây ra do không sử dụng trong quá trình phát triển thị lực.

Trong mấy tháng đầu kể từ khi mới chào đời, mẹ có thể phát hiện ra mắt bé giống như hơi bị lác, nguyên nhân là do việc phối hợp giữa 2 mắt còn kém. Phần lớn trường hợp này, mắt bé sẽ trở lại bình thường sau đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng bé bị lác mắt kéo dài, nên đưa bé đi khám sớm.

1. Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ sơ sinh

Lác có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nếu lác bẩm sinh là khi trẻ sinh ra đã thấy lác hay lác xuất hiện trong giai đoạn từ 6 tháng tuổi. Trẻ có thể xuất hiện tình trạng lác một bên mắt từ lúc mới sinh hoặc trong giai đoạn 1 - 2 tuổi (có thể muộn hơn). Các nguyên nhân gây lác ở trẻ sơ sinh:

- Do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt: 2 mắt của bé hoạt động nhịp nhàng, thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ chéo bám vào nhãn cầu. Vì một lý do nào đó, sự phối hợp này bị trục trặc. Khi ấy, mắt bé không cùng nhìn về một hướng nên xuất hiện dấu hiệu bị lác (lé).

- Trẻ mắc các tật về mắt như: Cận thị, viễn thị, loạn thị. Cận thị thường gây ra lác ngoài, viễn thị gây lác vào trong. 

- Do bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu. 

- Trẻ bị tổn thương thần kinh hoặc tổn thương não khiến trẻ có những tổn hại về khả năng vận động cũng có thể gây lác mắt. Ngoài ra, trẻ bình thường cũng có thể bị lác mắt sau khi bị sốt cao, co giật gây biến chứng. 

- Mắt trẻ bị nhiễm khuẩn, chấn thương, đục thủy tinh thể, sụp mi, nhược thị thực thể, ung thư võng mạc, bệnh Toxoplasma...…

- Yếu tố gia đình: Nhiều nghiên cứu cho thấy lác do yếu tố gia đình. Có tới 20% các bệnh nhân mắc bệnh được xác định nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố gia đình. 

- Bên cạnh đó, một yếu tố cũng khá quan trọng phải kể đến là do những bất thường khi sinh như thiếu cân, sinh non

Lác mắt ở trẻ sơ sinh cần làm gì? - Ảnh 3.

Nếu không được điều trị, khoảng 50% trẻ bị lác mắt có thể mất thị lực một phần do nhược thị.

2. Biểu hiện lác mắt ở trẻ

‎Mắt của trẻ khi mới sinh ra đã có đầy đủ các cấu trúc để hình thành thị giác, nhưng cần có thời gian để thị lực của trẻ phát triển dần dần khi đến 8 - 12 tháng. 

Dấu hiệu chính của lác mắt là một mắt không nhìn thẳng. Đôi khi trẻ sẽ liếc mắt một bên khi nhìn dưới ánh sáng mặt trời hoặc nghiêng đầu để sử dụng hai mắt đồng thời. Tuy nhiên, mắt của trẻ sơ sinh thường có vẻ như nhìn chéo nhau, mặc dù thực ra không phải như vậy. Tình trạng này được gọi là "lác giả".

Trẻ nhỏ thường có mũi phẳng, rộng và có một nếp da ở trong mi mắt, làm cho hai mắt có vẻ như nhìn chéo nhau. Sự xuất hiện của tình trạng giả lác có thể cải thiện khi trẻ lớn lên. Trẻ sẽ không tiến triển thành lác thật sự. 

Bác sĩ chuyên khoa mắt có thể phân biệt giữa lác thật sự và lác giả. Một vài trường hợp lác mắt xảy ra ở độ nhỏ hoặc lác ẩn thì rất khó phát hiện, do độ lệch giữa hai mắt không rõ ràng để nhìn thấy.

Trẻ có dấu hiệu bất thường sẽ nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh. Mắt trẻ không có phản ứng với ánh sáng hoặc không tập trung vào một món đồ chơi…

Nếu trẻ trên 1 tuổi mà vẫn xuất hiện tình trạng hai mắt không cân đối thì sẽ dẫn tới thị lực giảm sút, để lại hậu quả của cận thị, viễn thị và loạn thị. Nếu phát hiện càng muộn thì tình trạng càng nặng.

Lác mắt ở trẻ sơ sinh cần làm gì? - Ảnh 4.

Có tới 20% các bệnh nhân mắc bệnh lác mắt được xác định nguyên nhân gây bệnh là do yếu tố gia đình.

3. Điều trị lác mắt như thế nào?

Điều trị cho trẻ càng sớm thì trẻ càng có cơ hội khỏi bệnh. Nếu chữa lác trước 3 tuổi, tỷ lệ thành công lên tới 92%, nếu trẻ từ 6 - 8 tuổi là 62%. Nếu để lâu, mắt trẻ sẽ thành tật nên khả năng phục hồi sẽ kém.

Về điều trị, các bác sĩ có thể chỉ định băng kín một bên mắt không bị tật, để giúp bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc bác sĩ chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé.

Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ. Lưu ý, phương pháp bịt mắt khi chữa lác cho bé phải được sự chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy tình trạng bệnh, bé có thể được bác sĩ chỉ định việc bịt mắt bằng thuốc, bằng kính hay bằng miếng vải; bịt thường xuyên hay cách quãng… 

Trẻ cũng có thể được bác sĩ chỉ định điều trị lác mắt bằng các trò chơi như xếp hình, xâu hạt vòng để giúp bé tăng sự phối hợp tập trung của cả 2 mắt.

Lác mắt ở trẻ sơ sinh cần làm gì? - Ảnh 5.

Cần đưa trẻ đi khám ѕức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn để có thể phát hiện kịp thời các bệnh ᴠề mắt.

4. Lời khuyên của thầy thuốc:

Đối ᴠới trẻ ѕơ ѕinh rất khó để phát hiện được những bất thường ở mắt. Một ѕố bệnh cận thị, nhược thị không có biểu hiện bên ngoài khi trẻ còn quá nhỏ.

Do đó, cần đưa trẻ đi khám ѕức khỏe định kỳ hoặc theo lịch hẹn để có thể phát hiện kịp thời các bệnh ᴠề mắt ᴠà có biện pháp can thiệp ѕớm.

Nếu bình thường, trẻ nên được khám mắt lần đầu khi được 3 tuổi, hoặc khám sớm hơn khi trong gia đình có vấn đề về thị lực. Khi trẻ chuẩn bị đến trường, cần phải kiểm tra thị lực 1 lần nữa.

Theo BS. Trần Thuý/suckhoedoisong.vn

https://suckhoedoisong.vn/lac-mat-o-tre-so-sinh-can-lam-gi-169220423212252996.htm