Cập nhật: 01/07/2022 18:05:00
Xem cỡ chữ

Ngày 1/7, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4423/UBND-NN3 V/v chủ động phòng tránh, ứng phó với cơn bão số 01.

Ngày 01/7/2022, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã tổ chức Hội nghị trực tiếp về chỉ đạo ứng phó với bão số 01 và mưa lớn sau bão. Để chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại do bão, mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, các sở, ngành, đơn vị liên quan khấn trương triển khai thực hiện các nội dung sau:

Các Thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chủ động triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ huy tỉnh tại Công điện số 04/CĐ-PCTT ngày 30/6/2022.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trên cơ sở tình hình thực tế và dự báo, nhận định tình hình khí tượng, thủy văn của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc Gia, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Vĩnh Phúc trong những ngày tới, khẩn trương tiến hành rà soát, xác định cấp độ rủi ro thiên tai để hướng dẫn, đôn đốc các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh kích hoạt, triến khai các hành động, biện pháp ứng phó, nhiệm vụ theo phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai đã được phê duyệt.

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng quân đội trên địa bàn tỉnh tăng cường lực lượng xử lý các tình huống khi có thiên tai xảy ra; Xây dựng phương án về ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phương án, kịch bản, bố trí lực lượng ứng cứu, chi viện kịp thời cho các khu vực trọng điểm đê điều, hồ đập, các công trình PCTT khác và giúp Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Công an tỉnh

Xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị đặc chủng, chuyên dùng của ngành, hiệp đồng với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố để thực hiện nhiệm vụ di dân, cứu hộ, cứu nạn (trường hợp cần thiết); Chỉ đạo phân luồng giao thông khi xuất hiện mưa lớn, bão, lũ; đảm bảo an ninh trật tự và giao thông thông suốt trên địa bàn tỉnh trong mọi tình huống. Bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực xay ra thiên tai.

Sở Giao thông Vận tải

Tăng cường công tác tuần tra, phối hợp với lực lượng Công an đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn tỉnh, trong đó cần đặc biệt lưu ý tại các khu vực ngầm, tràn trên các tuyên đường, các điểm có nguy cơ sạt trượt; Thường xuyên tố chức kiểm tra, khơi thông hệ thống thoát nước của đường giao thông được giao quản lý. Cung cấp thông tin các tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt để người dân chủ động trong việc tham gia giao thông.

Sở Y tế

Đảm bảo hoạt động thông suốt của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh; kích hoạt các phương án chống úng, đảm bảo hoạt động bình thường của Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại khu vực Lạc Ý.

Sở Xây dựng

Chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thành phố, rà soát hệ thống tiêu thoát nước đô thị; phối họp các cấp, các ngành xây dựng phương án, giải pháp phù hợp đế khắc phục nhanh tình trạng ngập úng cục bộ tại địa bàn đô thị khi có mưa lớn. Kiểm tra, rà soát các công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng đ đánh giá an toàn công trình theo các cấp bão; đề xuất, khuyến cáo các giải pháp gia cố, tăng cường khả năng chịu lực đối với các công trình có ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng để đảm bảo an toàn công trình trong mưa bão.

Sở Công Thương

Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát các đơn vị phân phối, bán buôn, bán lẻ điện trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án cấp điện bảo đảm an toàn, ổn định đúng chất lượng, trong đó có các mức độ ưu tiên cấp điện để có thể đảm bảo cấp điện cho các phụ tải điện phục vụ ứng phó thiên tai.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ động nắm bắt tình hình và phối hợp với UBND các huyện, thành phố thông báo, thông tin kịp thời tới các doanh nghiệp, đơn vị thuộc lĩnh vực được giao theo dõi biết về tình hình mưa lũ, công tác phòng chống thiên tai để chủ động có biện pháp phòng tránh, ứng phó.

Ban Quản lý các KCN tỉnh

Triển khai chỉ đạo của UBND tỉnh tới chủ đầu tư các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh về phương án ứng phó với mưa lũ, thiên tai; tập trung kiểm tra hệ thông điện và các nguy cơ gây mất an toàn để chủ động phòng tránh, ứng phó.

UBND các huyện, thành phố trên cơ sở hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, với phương trâm “bốn tại chỗ” chủ động quyết định những nội dung về công tác PCTT&TKCN trên địa bàn theo thấm quyền với mục tiêu đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân đặt lên trên hết, trước hết; sẵn sàng ứng trực cho mọi tình huống xảy ra, đặc biệt là việc kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông suối, khu vực trũng thấp có nguy cơ cao xay ra ngập lụt, lũ quét; rà soát khu vực chân núi, ven đồi có nguy cơ cao xay ra sạt lở đất... để chủ động tô chức di dời, sơ tán người dân.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, chuẩn bị đầy đủ các cơ sở vật chất, nhân lực với mục tiêu là đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân đặt lên trên hết, trước hết, với phương châm bốn tại chỗ, sẵn sàng ứng trực cho mọi tình huống xay ra; Tập trung cao độ, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 10/5/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều năm 2022; ng trực 24/7 tại các điểm xung yếu trong mưa lũ... kịp thời báo cáo kết quả, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.

Các Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn, Lập Thạch, Tam Đảo, Phúc Yên tiếp tục tăng cường kiếm tra đồng ruộng, hệ thống các luồng tiêu, trục tiêu và tổ chức giải toả, tháo dỡ các vật cản, bèo rác, khơi thông những điếm có the gây ách tắc dòng chảy; vận hành các hệ thống trạm bơm tiêu, các điều tiết, cửa van, máy đóng mở; vận hành các hồ chứa có cửa van theo quy trình được duyệt để chủ động đón lũ... đảm bảo hiệu quả cao nhất đế tiêu thoát nước.

Các Ban QLDA đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các nhà thầu xây lắp có phương án bảo vệ máy móc, thiết bị, đảm bảo an toàn cho công nhân trên công trường và các hạng mục công trình đang thi công đế tránh thiệt hại về người và tài sản trong thiên tai.

Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh

Chịu trách nhiệm trước Trưởng ban; giúp Trưởng ban, các Phó Trưởng ban chỉ đạo, điều hành hoạt động của BCH tỉnh trong công tác PCTT&TKCN. Chánh văn phòng thường trực tập trung chỉ đạo, đảm bảo Văn phòng thường trực hoàn thành tốt các nhiệm vụ quy định tại Quy chế về Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Phúc; Kịp thời tham mưu, đề xuất với Trưởng ban để chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo ứng phó với tình hình mưa lũ, thiên tai xảy ra. Đề xuất Trưởng ban, các Phó trưởng ban kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng, chống thiên tai; Đề xuất với Trưởng ban, Chủ tịch UBND tỉnh những vấn đề phát sinh trong công tác PCTT, khắc phục hậu quả thiên tai, khắc phục sự cố công trình thủy lợi; Đề xuất các giải pháp đế thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai theo quy định của Luật Phòng, chống thiên tai và các quy định khác của pháp luật hiện hành./.

Hồng Hà