2.4. Cắt chọn đoạn Video để đưa vào TimeLine.
Thông thường, các đoạn Video được đưa vào trong máy dài hơn đoạn cần lấy hoặc bạn muốn chọn ra một số đoạn trong 1 file Video để đưa vào Project, khi đó bạn cần sử dụng công cụ cắt chọn Video của Premiere Pro 2.0.
Có 2 cách cắt chọn khác nhau, có thể dùng Monitor Source bên trái hoặc cắt trực tiếp trên Timeline.
a) Cắt trên Monitor Source:
- Kéo (Drag) các đoạn video từ cửa sổ Project vào Monitor Source.
- Sử dụng các nút bên dưới màn hình Source như sau:
+ Hàng trên từ trái qua phải:
1- { Đánh dấu điểm đầu đoạn Video cần lấy
2- } Đánh dấu điểm cuối đoạn Video cần lấy
3- Đánh dấu các điểm đặc biệt (Mark)
4- về điểm đánh dấu đặc biệt trước
5- Dịch lùi một khung hình
6- Play cả File Video
7- Dịch tiến một khung hình
8- đến điểm đánh dấu đặc biệt kế tiếp
9- Play có lặp lại đoạn Video được chọn
10- hiển thị, ẩn đường viền khung Video
11- các chuẩn đầu ra của video
+ Hàng dưới từ trái qua phải:
12- về vị trí đánh dấu điểm đầu đoạn Video đã đánh dấu.
13- tới vị trí đánh dấu điểm cuối đoạn Video đã đánh dấu.
14- Play đoạn đã chọn 1 lần.
15- dịch nhanh con trượt.
16- Chèn đoạn Video được chọn vào vị trí thanh trượt Video hiện thời trên Timeline đồng thời cắt đoạn Video cũ tại vị trí đó và dịch nó đi một đoạn đúng bằng chiều dài của đoạn được chọn trong Monitor Source. (Thời gian dài ra thêm một đoạn bằng thời gian của đoạn Video được chọn trong Monitor Source).
17- Đè đoạn Video được chọn vào vị trí thanh trượt Video hiện thời trên Timeline đồng thời cắt 1 đoạn trên Video cũ có chiều dài đúng bằng đoạn Video trong Monitor Source và xoá nó đi. (Không thay đổi tổng thời gian Project).
18- Thông thường 1 đoạn dữ liệu định lấy sẽ có cả hình và tiếng nếu muốn lấy nguyên hình hoặc nguyên tiếng cần sử dụng bằng cách bấm hộp này.
* Để lấy một đoạn Video thao tác như sau:
- Dùng chuột hoặc bàn phím chuyển con trượt dưới màn hình đến điểm đầu của đoạn Video cần lấy trong Monitor Source. (Dùng các nútĠ vàĠ hoặc các phím mũi tên (( và () để dịch chuyển chính xác từng khung hình.
- Bấm nút { (hoặc phím i) để đánh dấu điểm đầu.
- Dùng chuột và các nútĠ vàĠ để dịch chuyển chính xác đến điểm cuối của đoạn Video cần lấy.
- Bấm nút } (hoặc phím o) để đánh dấu điểm cuối.
- Khi đó giữa điểm đầu và cuối sẽ chuyển sang màu xanh. Có thể dùng nútĠ (Play in to out) để chạy thử đoạn vừa chọn 1 lần hoặc bấm nútĠ (Loop) và bấm nútĠ (Play) để chạy thử đoạn vừa chọn nhiều lần.
- Đưa chuột vào giữa màn hình Monitor Source và kéo nó vào TimeLine tại vị trí Track cần đặt.
- Hoặc có thể dùng nút 16 hoặc 17 để chèn nó vào Timeline thao tác như sau:
+ Đánh dấu đường Video và đuờng Audio cần chèn hoặc đè đoạn vừa chọn vào đó
+ Bấm nút 16 (Insert - phím dấu phẩy) đoạn Video vừa chọn sẽ chèn vào đường đã đánh dấu và nó sẽ đẩy các đoạn phía sau nó vào đúng thời gian của nó.
+ Bấm nút 17 (Overlay - phím dấu chấm) đoạn Video vừa chọn sẽ đè vào đường đã đánh dấu và nó đè mất đoạn đúng thời gian của nó.
Chú ý: Nếu bạn muốn chọn lấy nguyên hình hoặc nguyên tiếng sử dụng nút số 18.
b) Cắt Video trực tiếp trên TimeLine:
* Dùng công cụ dao cạo:
- Kéo đoạn video vào Timeline.
- Dịch chuyển con trượt đến điểm Video cần cắt.
- Lựa chọn công cụ cắt (Razo - được khoanh tròn trong hình trên).
- Đưa chuột đến điểm cần cắt và Kích đơn chuột trái.
- Tương tự như vậy với các điểm khác và bạn sẽ có các đoạn Video cần lấy. Còn các đoạn thừa thì bấm vào nó và dùng nút Delete trên bàn phím để xoá nó đi sau đó dùng công cụ số 2 (Track Select tool) kéo các đoạn lại với nhau cho liên tục.
- Một cách khác tiện hơn là sau khi cắt đánh dấu đầu và cuối đoạn định bỏ bạn kích chuột phải vào đoạn đó chọn Ripple Delete khi đó chương trình sẽ xóa đoạn đánh dấu và tự động đưa các đoạn ở phía sau nối tiếp vào cuối đoạn trước.
2.5. Cách làm việc và các công cụ trên TimeLine.
a. Thao tác với một Track:
- Mỗi một Track trên Timeline là một kênh độc lập giúp ghép nối nhiều Video hay Audio vào với nhau. Có 2 loại Track trên TimeLine là Video Track, Audio Track
- Một nguyên tắc cần chú ý là các Video nằm trên các Track phía trên bao giờ cũng sẽ che lấp các Video nằm trên các Track phía dưới. Đối với các Audio thì sẽ trộn với nhau.
- Với Audio luôn luôn có 1 Track là Master. Track này dùng để điều chỉnh dung lượng (Volume) cho toàn bộ các Track Audio có trên Timeline như hình dưới:
b. Lựa chọn các công cụ làm việc:
Hộp Tool có các ô chứa các công cụ làm việc rất hữu ích như sau:
1- Con trỏ chuột bình thường. Dùng để di chuyển các đoạn Video riêng biệt, thay đổi độ dài của các đoạn trên TimeLine.
2- Công cụ chọn trên Timeline từ vị trí bất kỳ đến hết timeline trên 1 đường.
Khi bạn muốn đánh dấu toàn bộ các đường thì chọn công cụ này rồi giữ phím Shift và bấm đánh dấu.
3- Công cụ kéo dài hoặc thu ngắn 1 đoạn Video hoặc Audio mà không làm ảnh hưởng tới các đoạn khác.
4- Công cụ dùng để kéo dài hoặc thu ngắn 1 đoạn Video hoặc Audio nhưng sẽ lấy thêm hoặc bỏ bớt đoạn Video bên cạnh và không làm thay đổi tổng thời gian trên TimeLine.
5- Công cụ thay đổi tốc độ (nhanh, chậm) của Video hoặc Audio.
6- Công cụ cắt trên 1 hoặc nhiều đường.
7- Công cụ xem cảnh đầu, cuối của 1 đoạn cùng hình ảnh của cuối đoạn trước và đầu đoạn sau nó.
8- Công cụ để di chuyển 1 đoạn
9- Công cụ dùng để tăng giảm ánh sáng hoặc to nhỏ âm thanh
10- Cuốn để xem trên Timeline.
11- Tăng hiển thị trên Timeline.
2.6. Thay đổi các thông số cho các đoạn Video độc lập.
a. Thay đổi độ trong suốt của track video (chồng mờ):
- Kéo 2 đoạn Video vào 2 Track Video 1 và Video 2 như hình trên
- Mở vùng thông tin phía dưới của track Video 2 bằng cách kích chuột vào tam giác của track này.
- Đưa chuột vào vạch, giữ phím Ctrl khi đuôi chuột xuất hiện dấu + thì bấm chuột tạo điểm uốn rồi kéo xuống hoặc lên như hình trên.
- Lôi các điểm uốn xuống hoặc lên.
- Nếu bạn muốn thay đổi độ trong suốt của toàn bộ 1 đoạn bạn hãy đưa chuột vào đường này và kéo xuống hoặc lên. Nếu muốn biết độ trong suốt là bao nhiêu % bạn giữ phím Shift và đưa bút vào đường này rồi kéo xuống, lên.
- Cho chạy đoạn Video và bạn sẽ thấy kết quả chồng mờ được thực hiện.
b. Thay đổi tốc độ chạy của đoạn Video:
- Kích chuột phải trên đoạn Video cần thay đổi tốc độ và chọn lệnh Speed/Duration.
- Khai báo số:
+ Lớn hơn 100: Chạy nhanh
+ Nhỏ hơn 100: Chạy chậm
+ Muốn chạy lùi bấm mục Reverse Speeed
2.7. Làm việc với các hiệu ứng chuyển cảnh (Transition).
Nguyên tắc: một kỹ xảo chuyển cảnh có thể đặt nó trên 1 Track giữa hai đoạn Video. Chuyển cảnh sẽ là hiệu ứng chuyển hình giữa Video trước và đoạn Video sau. Đoạn Video trước và Video sau chạy đồng thời trong một khoảng thời gian chính là thời gian của chuyển cảnh.
a. Cách nhập mới một chuyển cảnh:
- Sắp xếp hai đoạn Video trước và Video sau nối liền nhau trên 1 track
- Mở cửa sổ Effect, mở mục Video Transitions.
- Mở mục hiệu ứng cần thiết; thông thường bạn nên mở các mục không phải Render như Matrox hoặc Dissolve.
- Kéo hộp hiệu ứng đó bỏ vào giữa hai đoạn Video cần tạo chuyển cảnh.
- Cho chạy đoạn Video và xem kết quả.
Chú ý: - Trong một số trường hợp vì bạn để kiểu hiển thị trên Timeline thời gian lớn nên có thể không nhìn thấy hộp chuyển cảnh vì thế bạn nên thay đổi chế độ hiển thị nhỏ lại (phím =).
- Trường hợp khi kéo chuyển cảnh vào điểm tận cùng giữa đoạn video, chương trình sẽ báo lỗi
- Xử lý bằng nhấn tổ hợp phím Ctrl T để hiện cửa sổ Trim, sau đó dịch chuyển điểm đầu và cuối của 2 đoạn video để lấy dữ liệu cho chuyển cảnh hoạt động.
b. Thay đổi các thông số của chuyển cảnh:
- Để thay đổi các thông số khác của chuyển cảnh bạn đánh dấu hộp chuyển cảnh và mở cửa sổ Effect Control, khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại:
+ Mục Duration thay đổi độ dài của chuyển cảnh
+ Mục Aligment thay đổi vị trí của chuyển cảnh (giữa 2 đoạn, đầu đoạn sau, cuối đoạn trước, vị trí bất kỳ)
+ Mục Reverse: đảo chiều chuyển cảnh
- Nếu bạn muốn thay đổi chi tiết chuyển cảnh (chỉ có đối với Matrox) bấm mục Custom khi đó hộp thoại xuất hiện để bạn thay đổi.
2.8. Làm việc với các hiệu ứng hình ảnh (Video Effect).
a- Cách nhập một hiệu ứng hình ảnh:
- Cắt đoạn Video định xử lý hiệu ứng.
- Mở cửa sổ Effect
- Mở mục Video Effect/Matrox/...
hoặc Preset/Matrox Effect Preset (mục này chứa một số hiệu ứng có sẵn)
- Kéo thả hiệu ứng vào đoạn Video sẽ thấy phía dưới đoạn Video có vạch màu xanh.
- Chạy thử đoạn vừa xử lý.
b- Thay đổi các thông số và định nghĩa lại (tạo mới) của hiệu ứng:
- Bấm đánh dấu đoạn Video đã xử lý hiệu ứng Video
- Mở cửa sổ Effect Controls
- Để tạo các điểm Keyframe thao tác như sau:
+ Bấm mở hộp tam giác của hiệu ứng và của thông số cần thay đổi; Bấm hộp đồng hồ.
+ Thay đổi các thông số của điểm nào thì dịch chuyển con trượt tới điểm đó => sẽ thấy các điểm hình thoi ở phần bên phải như hình trên.
Chú ý: Với mỗi vị trí thì mỗi thông số bạn thay đổi đều xuất hiện điểm hình thoi ở phần bên phải cửa sổ.
c- Sao chép các hiệu ứng Video:
- Trong quá trình tạo hiệu ứng Video có thể bạn muốn tận dụng các hiệu ứng cũ để từ đó thành lập một hiệu ứng khác hoặc muốn xử lý một loại hiệu ứng Video nào đó cho nhiều đoạn Video; bạn có thể sao chép hiệu ứng bằng cách:
- Kích chuột phải vào đọan Video đã xử lý hiệu ứng chọn Copy
- Kích chuột phải vào đoạn định đặt hiệu ứng đã copy vào nó chọn Paste Atributes.
!!! Lưu ý: khi sao chép bạn chỉ sao chép được hiệu ứng giống hệt hiệu ứng có trên đoạn cũ (thời lượng). Trong trường hợp đoạn mới dài hơn đoạn đã có hiệu ứng thì phần dài hơn sẽ không có hiệu ứng.
d- Ghi hiệu ứng:
- Đánh dấu đoạn Video đã xử lý hiệu ứng.
- Mở cửa sổ Effect Controls
- Kích chuột phải vào tên hiêu ứng chọn Save Preset => Hộp thoại xuất hiện
- Đặt tên cho kiểu hiệu ứng. Bấm OK => hiệu ứng sẽ được lưu vào mục Preset trong cửa sổ Effect.
Hết phần 3