2.9. Hiệu ứng âm thanh (Audio).
a- Hiệu ứng chuyển tiếng:
- Thực hiện ở đầu, cuối đoạn hoặc nơi nối nhau của 2 đoạn. Mục đích làm cho đoạn đầu tiếng to dần lên; đoạn cuối nhỏ dần đi hoặc cho tiếng cuối đoạn trước nhỏ dần đi và tiếng của đầu đoạn sau to dần lên.
- Mở cửa sổ Efffect chọn Audio Transsitions
- Kéo thả hiệu ứng vào giữa 2 đoạn âm thanh
- Chạy thử hiệu ứng
- Để điều chỉnh vị trí, thời gian của hiệu ứng thao tác giống như chuyển cảnh.
b- Hiệu chỉnh to nhỏ âm thanh:
- Bấm hộp tam giácĠ đầu đường Audio sau đó bấm hộpĠ chọn Show Keyframes sẽ xuất hiện vạch vàng hoặc đen ở giữa đường Audio (Hình sau).
- Để thay đổi độ to nhỏ của âm thanh thực hiện giống như chồng mờ
Lưu ý: Đối với âm thanh bạn có thể tăng lên 200% so với âm thanh gốc.
c- Xử lý âm thanh bằng chương trình Adobe Audition:
- Kích chuột phải vào đoạn Audio chọn Edit in Adobe Audiotion.
- Sau khi xử lý xong bạn đóng chương trình Adobe Audition lại chương trình sẽ hỏi bạn có ghi lại những gì đã thay đổi trong file Audition hay không? dù bạn trả lời có hay không chương trình cũng sẽ trở về Premiere Pro 2.0.
- Khi trở về bạn có thể đưa file Audio vừa được xử lý để sử dụng.
3. Tạo chữ trên Premiere PRO2.0.
3.1. Khởi động chương trình Titl.
Vào menu File chọn New/chọn title hoặc nhấn phím tắt F9 hoặc kích chuột vào hộp công cụ số 6 (New Item) có hình dạngĠ trong cửa sổ Project chọn title. Xuất hiện hộp thoại New title; trong hộp thoại này bạn nên đặt tên cho bảng chữ rồi bấm OK, một cửa sổ chương trình tạo chữ title xuất hiện có dạng như hình 42.
3.2. Tạo chữ.
- Việc trước tiên bạn cần kiểm tra xem trong máy tính của bạn đã có phông tiếng Việt hay chưa, bộ gõ phải tương ứng với loại phông
- Bấm chọn hộp công cụĠ (thường là đặt ngầm định); bấm chuột vào vị trí cần gõ chữ
- Chọn Phông chữ từ mục Fonts hoặc bấm hộp, cỡ chữ từ mục Font Size
Font Sire 680
- Nhập nội dung chữ.
3.3. Chỉnh sửa, thay đổi kiểu, cỡ màu, bóng,...chữ.
- Đánh dấu nội dung cần thay đổi (bằng công cụ chữ T hoặc mũi tên).
- Để thay đổi kiểu chữ, kích thước, tọa độ, sử dụng trong khung title Propeties.
- Mục Transform. Bạn có thể ứng dụng vào việc thay đổi các thông số về độ mờ, tọa độ X và Y, chiều rộng, chiều cao của đối tượng đang được chọn,...
- Nếu thay đổi màu, độ bóng,... bạn sử dụng các mục trong hình sau để điều chỉnh (Fill-điều chỉnh màu; Shadow-điều chỉnh bóng,...)
3.4. Vẽ hình, tạo các kiểu chữ đặc biệt.
Bạn có thể sử dụng các hộp công cụ như hình dưới đây để thực hiện gõ các kiểu chữ đặc biệt hoặc vẽ hình.
Các công cụ chính lần lượt có các tác dụng như sau:
1. Dùng xoay đối tượng được chọn
2. Dùng công cụ để chọn đối tượng
3. Vào chế độ đánh chữ đứng theo chiều X (ngang màn hình)
4. Vào chế độ đánh chữ theo chiều Y (dọc màn hình)
5. Đánh chữ trong vùng được định ra theo chiều ngang bởi việc kéo con trỏ chuột
6. Như trên nhưng theo chiều dọc
7. Đánh chữ theo đường cong bất kỳ được xác định bằng việc kích chọn những điểm trên cửa sổ soạn thảo và nhập nội dụng.
8. Tác dụng như trên nhưng chữ sẽ nằm trên đường vẽ
9. 4 công cụ hình bút cho phép bạn sử dụng để vẽ các đối tượng trong màn hình soạn thảo. Nếu bạn đã từng dùng Corel hoặc PhotoShop thì bạn sẽ rất quen thuộc công cụ này.
10. Các công cụ trong phần tiếp theo cho bạn tạo ra được các hình khối theo yêu cầu và vẽ được cả đường thẳng
Các mục:
Align: được dùng để giúp bạn căn chỉnh một khối đối tượng là chữ hoặc hình vẽ với một khối đối tượng khác.
Center: được dùng để giúp bạn căn chỉnh một khối đối tượng là chữ hoặc hình vẽ vào giữa màn hình theo 2 chiều ngang hoặc dọc.
Distribute: được dùng cho việc căn chỉnh các khối đối tượng với các tâm điểm được xác định trong khối.
3.5. Lưu mẫu chữ để sử dụng cho các lần sau.
Hình 44 dưới đây thể hiện cho phần định dạng các kiểu của chữ. Khi bạn cần có một kiểu chữ chỉ việc chọn khối chữ và kích chọn kiểu chữ trong khung này.
Ngoài ra khi kích vào nút lệnh tam giác (khoanh tròn như trong hình) bạn có thể thi hành các lệnh phục vụ cho quản lý khung title Styles này hoặc thêm vào với một kiểu mới cũng từ đây.
3.6. Trình bày bảng chữ vào Timeline.
- Kéo thả bảng chữ từ cửa sổ Project xuống vị trí cần chèn bảng chữ. Lưu ý bảng chữ luôn được đặt trên lớp Video cao nhất.
- Muốn điều chỉnh độ dài bảng chữ bạn đưa chuột vào đầu hoặc cuối đoạn Video bảng chữ khi biến thành móc vuông màu đỏ bạn bấm giữ chuột và kéo ra (dài ra) hoặc vào (ngắn lại)
3.7. Sửa chữa bảng chữ.
- Kích đúp chuột vào đoạn Video bảng chữ.
- Sửa xong đóng cửa sổ tạo chữ lại.
4. Xuất chương trình.
4.1. Nối các Sequence.
- Trong một chương trình (một Project) có thể được tạo nên từ nhiều Sequence vì thế phải nối chúng lại.
- Bạn cần mở thêm 1 Sequence mới (tổng hợp)
- Lần lượt kéo các Sequence từ cửa sổ Project thả xuống Timeline
4.2. Render.
- Khi trên vùng làm việc của Timeline có vệt đỏ phía dưới, nhấn phím Enter trên bàn phím để render.
- Sau khi Render xong, vạch đỏ ở vùng làm việc đổi thành màu xanh, chương trình tự chạy lại từ đầu Project.
4.3. Xuất ra băng.
a) Đưa ra băng qua các đầu ghi:
- Kết nối cổng ra của hộp Break out box với đường vào của đầu ghi.
- Bấm REC trên đầu ghi.
- Chạy Project trên máy tính.
b) Đưa ra băng trên Camêra với đường IEEE 1394:
- Vào File chọn Export /Export to Tape.
- Bấm Record.
4.4. Xuất ra các phim AVI.
a) Xuất ra phim AVI:
- Vào File chọn Export/Movie hộp thoại xuất hiện.
- Chọn nơi chứa phim AVI từ khung Save in.
- Đặt tên cho phim vào khung File name.
- Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra các thông hoặc thay đổi một số bấm Settings... hộp thoại như hình sau xuất hiện; cho phép thay đổi trong các mục như chuẩn AVI (mục File Type), phạm vi làm việc (Range), xuất ra Video hoặc Audio,...
b) Xuất ra Audio:
- Vào File chọn Export/Audio hộp thoại xuất hiện.
- Chọn nơi chứa Audio từ khung Save in.
- Đặt tên cho đoạn Audio vào khung File name.
- Trong trường hợp bạn muốn kiểm tra hoặc thay đổi các thông số bấm Settings...
- Bấm hộp Save.
c) Lấy 1 hình từ đoạn Video:
- Định vị con trượt trên Timeline tại vị trí cần lấy hình
- Vào File chọn Export/frame hộp thoại xuất hiện.
- Chọn nơi chứa ảnh từ khung Save in:
- Đặt tên cho bức ảnh vào khung File name.
- Ngầm định ảnh kiểu BMP; muốn thay đổi kiểu bấm hộp Settings...
- Bấm Save.
4.5. Xuất thẳng ra đĩa DVD.
- Vào menu File chọn Export/ Export to DVD hộp thoại Export to DVD:
- Burn to:
+ Disc: Ghi thẳng ra đĩa DVD
+ Folder: ra thư mục sẽ chứa File DVD (dduoi VOB) trong thư mục này.
- Disc Name hoặc Folder Name: tên đĩa hoặc tên thư mục
- Folder Location: nơi sẽ chứa thư mục
- Setting: thay đổi các thông số cho phim DVD
4.6. Xuất ra các định dạng MPEG-1:MPEG-2,...
- Vào File chọn Export/Matrox Media Encorder... hộp thoại xuất hiện.
- Mục Format: Định dạng cần xuất
- Range: phạm vi cần xuất
- ...
- Bitrate Encoding: Chất lượng nén,...
- Lưu ý: Phần này chỉ đưa ra các File có định dạng MPEG (1 và 2)
Ví dụ: Sau khi đã có các File MPEG-2 (cả Video và Audio) bạn sẽ dùng chương trình Encore DVD của hãng Adobe để tiến hành làm menu DVD (nếu muốn) và ghi ra đĩa.
4.7. Xuất ra file đuôi PDF - Export for clip Notes.
- Trong khi sản xuất chương trình bạn muốn đưa ra mộ định dạng nào đó có dung lượng của file rất nhỏ nhưng đảm bảo chất lượng hình ảnh tốt để đưa lên mạng (Internet chẳng hạn) chúng ta cần đưa ra file có định dạng tương thích như file dạng PDF.
- Vào menu Sequence chọn Export for Clip Notes => hộp thọai xuất hiện.
- Trong hộp thoại này bạn cần khai báo một số thông số cho định dạng PDF như:
+ Format - định dạng phim
+ Range - Phạm vi định xuất ra phim
+ Preset: độ phân giải của phim
+ ...
- Sau khi khai báo xong bấm OK hộp thoại xuất hiện.
- Trong hộp thoại này chọn nơi chứa file từ khung Save in, đặt tên file vào khung File Name rồi bấm Save.
…Hết
Nguồn: CDC
Hiện nay chúng tôi đã có tài liệu Adobe Premiere Pro CS3 - CS4 - CS5
* Mọi thông tin chi xin tiết liên hệ:
Nhà báo Trần Thanh Nam - Trưởng phòng Thông tin điện tử
ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VĨNH PHÚC
Trụ sở: Số 2 Ngô Quyền - TP Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
Website: http://www.vinhphuctv.vn Email: trannam@vinhphuctv.vn
Điện thoại: 0211. 3 711 367 - Fax: 0211.6 250 560 - Mobile: 0912. 387. 432