Cập nhật: 28/04/2010 08:05:24 Article Rating
Xem cỡ chữ

Pierre Siramy từng phục vụ 25 năm trong Tổng cục An ninh đối ngoại - DGSE - của pháp. lần đầu tiên một cựu điệp viên tiết lộ những bí mật  hậu trường và phương cách làm việc của tình báo pháp trong quyển sách  “25 năm làm mật vụ”... chúng không hề giống với huyền thoại james bond và những quyển sách trinh thám khác.

nằm trên đại lộ Mortier, thuộc quận XX của thành phố Paris, ngay cạnh hồ bơi Tourelles. Nhưng nhân viên lại không bao giờ gọi thế. Họ nói đến “Cơ quan” hay “Trung tâm” hoặc “Chiếc hộp”. Thậm chí còn là “bọn Mortier” hay “bọn Trung tâm” khi một điệp viên ở nước ngoài muốn chửi bới những chỉ thị của cấp trên gây phiền hà cho mình. Pierre Siramy nói: DGSE là một cơ quan rất cừ khôi, nhưng cũng đấu tranh nội bộ ác liệt và đầy oái oăm. Khi bạn giỏi tiếng Bungari thì được sai đến Nam Mỹ, biết tiếng thổ ngữ châu Phi hiếm hoi, lại điều đến Iran. Nhưng chuyện này ở đâu cũng có.

 

Vốn là một sinh viên khoa văn chương, anh chàng điệp viên tương lai này thoạt tiên lại gia nhập hải quân. Sau khi đi vài vòng quanh địa cầu trên con tàu Jeanne-d’Arc, hậu quả một tai nạn đã buộc anh phải lên bờ vào năm 1984. Đó chính là DGSE với nhiệm vụ quản lý công văn mật gởi đến Chính phủ. Người ta gọi anh là Pierre Siramy, tên một người anh em họ xa. Nó được Cơ quan an ninh và Sở R của DGSE đặt cho. Hai cơ quan này phụ trách theo dõi các nhà ngoại giao, khoa học gia, kỹ sư, nhà báo, nhà doanh nghiệp, những ông trùm buôn bán vũ khí... Ngày nay, tại cơ quan này, lý lịch thực của nhân viên vẫn còn bị cấm tiết lộ. Số danh bạ: 3625 và  bí danh luôn bám sát cuộc đời anh.

 

Được điều đến “khu K” của Sở phản gián, thuộc DGSE, Pierre Siramy thấy ngay công việc của mình không hề giống với những gì được mô tả trong các quyển tiểu thuyết trinh thám. Phụ trách theo dõi những “cơ sở quần chúng” của Liên Xô, anh phát hiện mọi tư liệu của DGSE đều được mã hoá bằng một chữ và số. Chữ là để chỉ nguồn thông tin. A là nguồn tin rất chính xác. B thuộc loại kém hơn. Số 1 để chỉ về tư liệu và 2 là một cuộc đối thoại với kẻ thứ 3. Chẳng hạn A-1 là tài liệu gốc, được kẻ “chỉ điểm” trực tiếp nhìn thấy. Cấp bậc thấp nhất là F-6, nguồn thông tin không thể ăn khớp, do một kẻ vô danh cung cấp, cần phải xác minh lại. Pierre Siramy nói: Biết đọc những ký hiệu này là cơ bản để đánh giá nguồn thông tin, bước đầu của nghề tình báo. Chẳng hạn mã số B-2 là một nguồn thông tin thu được ở mức độ tin cậy số 2 trong một cuộc đối thoại, cần phải kiểm chứng.

 

Trong số những công cụ của DGSE, có nghe lén điện thoại. Gọi là “can thiệp an ninh” chúng còn được mã hoá là “Z” hay “cơ cấu”. Được kiểm soát chặt chẽ, nghe lén chỉ được thực hiện theo lệnh của Văn phòng Thủ tướng. Với các trạm nghe lén thuộc Sở Nghiên cứu Kỹ thuật, DGSE có những “ lỗ tai to” cực mạnh, bám sát theo sóng vô tuyến, điện thoại và vệ tinh 24/24 giờ trên... toàn thế giới! Thông tin rõ ràng được in lên giấy trắng, thông tin cần giải mã đươc in trên giấy màu vàng. Được thăng cấp trưởng phòng Chống can thiệp & lật đổ, kể từ năm 1996, Pierre Siramy nắm được những thông tin nóng nhất của DGSE. Công việc của ngành tình báo không thơ mộng như các bộ phim James Bond 007, OSS 117, SAS... Về những chiến dịch bí mật, ông nói: Chúng do các điệp viên được huấn luyện thực hiện. Họ có kỹ thuật tối hiện đại, và chỉ dành riêng cho Sở Hành động, hay Sở Điệp vụ. Nhưng không bao giờ chiếm quá 5% hoạt động thường xuyên của chúng tôi.

 

Trái lại, các chuyên gia phân tích thông tin lại đóng vai trò rất quan trọng: Họ rất đông, ít người biết, giống như các nhân viên văn phòng, làm việc 24/24 giờ trong những căn phòng chật hẹp, tiền chế. Tuy nhiên, đó mới là phần cốt lõi của “chiếc hộp”. Chính những phân tích đó định hướng hoạt động cho các trạm tình báo ở nước ngoài, tạo ra nhu cầu của tình báo và đúc kết trình lên các Bộ trưởng.

 

Đến lúc gần cuối sự nghiệp, Pierre Siramy trở thành Giám đốc Sở Kỹ thuật ứng dụng của DGSE, một kiểu Q, chuyên tạo ra những “món đồ chơi” cho James Bond, nắm trong tay 400 nhân viên quân sự và dân sự với ngân sách hàng năm 61 triệu euro. Đó là những “nghề mọn” như: mở tất cả các loại khóa... trên thế giới, may những chiếc túi xách hay áo quần để giấu đồ nghề: từ máy quay phim đến chụp ảnh. Tại cơ sở trên đại lộ Mortier, người ta còn có khả năng làm giả đủ mọi loại giấy tờ: hộ chiếu, bằng cấp, chứng minh... với đầy đủ loại giấy và mực. Nơi đây còn có các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật cao cấp, có khả năng phân tích hình ảnh vệ tinh và nhận diện tiếng nói như của Oussama Bin Laden.

 

 

 

TheoBáo Công an Thành Phố Hồ Chí Minh

Tệp đính kèm