Cập nhật: 29/09/2010 16:17:40 Article Rating
Xem cỡ chữ

"Hiện có hơn 80 nghị định xử phạt hành chính liên quan lĩnh vực tiêu dùng và hơn 20 cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động bảo vệ các ''thượng đế'', nhưng khách hàng vẫn bị xâm hại quyền lợi"

Đây là thông tin được Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương khẳng định tại hội thảo "Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) từ hai góc nhìn Á - Âu" do Nhà Pháp luật Việt - Pháp phối hợp với Bộ Công thương tổ chức ngày 27-9.

 

Chương trình có sự tham gia của hơn 180 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý hành chính, nghị viện, các tổ chức nghề nghiệp, doanh nghiệp của các nước Pháp ngữ khu vực châu Á: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan. Nhiều ý kiến cho rằng, sự phân cấp trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan tham gia bảo vệ NTD dẫn đến tình trạng "dễ thì làm, khó thì bỏ, đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau". Trong khi đó, nhiều ''thượng đế'' lúng túng, không biết tìm cơ quan nào có trách nhiệm để khiếu nại và giải quyết vụ việc của mình. Trên thực tế, sức mạnh to lớn của khách hàng là quyền tẩy chay sản phẩm. Nhưng quyền này chỉ được phát huy khi NTD ý thức được sức mạnh của mình.

 

Đơn cử, sau khi NTD quay lưng lại với sản phẩm mì chính của Công ty Vedan Việt Nam, công ty này đã phải chấp nhận bồi thường 100% cho nông dân bị thiệt hại. Điều này cũng có nghĩa, chỉ cần NTD đoàn kết, đồng lòng tẩy chay sản phẩm xấu thì số vụ xâm hại quyền lợi của NTD sẽ tự động giảm đi, bởi lợi nhuận của các nhà sản xuất, nhà phân phối luôn gắn liền với NTD.

 

 

Theo  HNM Online

 

Tệp đính kèm