Theo dự báo, cuộc khủng hoảng này sẽ xảy ra trong vài thập kỉ tới bởi sự thay đổi của khí hậu toàn cầu cùng với sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than đá và sự bùng nổ dân số.
Khí hậu thay đổi
Nhiệt độ trung bình sẽ tăng thêm khoảng 1,1- 6,4 độ C ( khoảng 2,0 tới 11,5 độ F) và mực nước biển sẽ tăng thêm khoảng từ 18 đến 59cm trong thế kỉ 21- theo số liệu của cơ quan nghiên cứu về sự thay đổi khí hậu của LHQ.
Những năm tới của thế kỉ 21 sẽ chứng kiến sự tăng lên của lượng mưa ở những vùng ấm áp và nhiệt đới, trong khi lượng mưa giảm đáng kể tại những vùng còn lại.
Thách thức lớn
Sự nóng lên của khí hậu tại những dãy núi thuộc phía tây Hoa Kì được cho là sẽ làm giảm lượng tuyết vào mùa đông và làm giảm lượng nước trong mùa hè, làm trầm trọng lên tình trang khan hiếm nước. Do đó ngành nông nghiệp của quốc gia này sẽ gặp phải nhiều thách thức, nhất là những ngành phụ thuộc hoàn toàn vào nước.
Tại Nam Âu, khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu đi, như nhiệt độ tăng lên kèm theo hạn hán dẫn tới lượng nước sạch, tiềm năng thuỷ điện, du lịch và hoa màu bị đe dọa.
Tại châu Mỹ Latinh, năng suất của một số loại hoa màu sẽ giảm, trong khi sự biến mất của những dòng sông băng trên dãy Andes sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung cấp nước sạch của cư dân nơi đây.
Ở các nước châu Phi, tới năm 2020, dự tính 75 triệu đến 250 triệu người sẽ chịu ảnh hưởng từ sự khan hiếm nước sạch. Tại một số quốc gia, sản lượng nông nghiệp có thể giảm tới 50%.
Tại châu Á, tới năm 2050, lượng nước sạch được dự trữ trong những thung lũng sông lớn ở Trung, Nam, Đông và Đông Nam Á dự kiến sẽ giảm đáng kể.
Hạn hán ở Australia, nhân tố dẫn tới vụ cháy rừng khủng khiếp vào đầu năm nay, cũng liên quan tới sự biến đổi khí hậu. Tới năm 2030, tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều, đặc biệt là ở vùng nam và đông nước này.
Mực nước biển tăng lên tiềm ẩn nguy cơ nhấn chìm một số vùng nằm gần bờ biển như Miami, Florida.
Theo TPO