Cập nhật: 13/12/2010 16:36:10 Article Rating
Xem cỡ chữ

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và các cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát triển trong tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại.

Thế nhưng, nhiều trẻ em khi sinh ra đã phải chịu những thiệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm sinh vĩnh viễn không nghe được âm thanh của cuộc sống, không được ríu rít trò chuyện với nhưng đứa bạn cùng lứa, hay không thấy được ánh sáng của cuộc đời… hiện nay, tỉ lệ trẻ khuyết tật trên tổng dân số gần bằng 10%.

 

Trên thế giới: Có khoảng 10% người khuyết tật tương đương với 650 triệu người. Cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ phải đối mặt với khuyết tật (thống kê của y tế thế giới). Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ 90% trẻ khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đến trường. Quỹ Nhi đồng LHQ thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật.

 

Ở trong nước, Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật – Viện Khoa học giáo dục Việt Nam điều tra tại 13 tỉnh, 13 huyện với tổng 313 xã thuộc xã thành phố, nông thôn, cả đồng bằng, trung du, miền núi, miền biển trên dọc Bắc Trung Nam. Biểu mẫu thống nhất của quá trình nghiên cứu khoa học trên các đối tượng trẻ khuyết tật từ 0 đến 16 tuổi cho thấy trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu em chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi (2008). Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp.

 

Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,29% số trẻ bỏ học. Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ chưa có cơ hội đến trường lí do khuyết tật (2008). Cũng qua khảo sát thực trạng đời sống vật chất – tinh thần ở trẻ khuyết tật Việt Nam cho thấy: Đa số trẻ khuyết tật còn nhiều thiệt thòi, hầu hết các em sinh ra và lớn lên trong các gia đình nghèo khổ, tình trạng vật chất thấp kém, thiếu thốn lại thêm nhiều mặt cảm về tật nguyền… Nên vui chơi, học hành cùng các trẻ khác vô cùng khó khăn.

 

Phòng và trị theo cách nhìn nhận tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải là vấn đề y tế, tiếp cận theo hướng nhân đạo theo hướng nhân quyền. Nhà nước tạo điều kiện thành lập nhiều trung tâm phục hồi chức năng trẻ khuyết tật phù hợp. Phải có sự hợp tác chặt chẽ của các cơ quan chức năng trong công việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ . Các dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật phục hồi chức năng bao gồm: Dịch vụ tại nhà như người chăm sóc, khám sức khỏe, hỗ trợ ăn uống, điều trị liệu, dạy nghề khi hỗ trợ phải xem xét các yếu tố liên quan như vấn đề nghèo đói.

 

Nhận thức được tầm quan trọng của các đối tượng yếu thế để trao quyền cho bản thân và gia đình họ. Giúp cho trẻ khuyết tật đến trường học có được những kỷ năng sống. Gia đình trẻ khuyết tật phải nhận được tư vấn, hướng dẫn cần thiết từ nhân viên y tế liên quan đến hỗ trợ, điều trị trẻ khuyết tật.

 

Cần có thêm những buổi huấn luyện, phòng, phát hiện sớm, chuẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho các bậc cha mẹ và độ ngũ y tế.

 

Có những chương trình hỗ trợ theo từng dạng khuyết tật, lứa tuổi. Cấp cơ sở xã hội truyền thống có kế hoạch nhằm loại bỏ những thành kiến quanh các dạng khuyết tật( chấp nhận hội nhập với xã hội hơn), hỗ trợ tài chính.

 

Tiếp nhận thông tin, đánh giá nhu cầu của người khuyết tật từ đó tìm ra những phương pháp hỗ trợ, trị liệu tâm lý, chuyển tuyến kết nối dịch vụ, quản lý đối tượng, hỗ trợ đối tượng tiếp cận chính sách phúc lợi xã hội, hỗ trợ về giáo dục-tham vấn cho những học sinh khuyết tật. Đặc biệt là hỗ trợ về mặt tâm sinh lý nhằm giúp các em tham gia các hoạt động bên ngoài.

 

Bảo trợ xã hội cho người khuyết tật, nghiên cứu xã hội và hoạch định chính sách. Phát triển cộng đồng giúp người dân nhận diện các dạng vấn đề của cộng đồng và hỗ trợ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết các vấn đề của trẻ em khuyết tật. Nhân viên Công tác xã hội cần nắm rõ những vấn đề chính trong đời sống hàng ngày, những nhu cầu và ước nguyện của trẻ khuyết tật, điều gì làm cho trẻ cảm thấy hạnh phúc? Điều gì làm cho trẻ cảm thấy như bao đứa trẻ bình thường khác?

 

Cần nhận thức rằng khuyết tật là một vấn đề xã hội chứ không phải chỉ đơn thuần là vấn đề y tế, cũng đừng hỏi rằng phải giúp trẻ khuyết tật được bao nhiêu mà phải hỏi giúp trẻ khuyết tật như thế nào? Các em cần lắm những tấm lòng sẻ chia của cộng đồng để không còn những giọt nước lăn dài trên má, không còn ánh mắt nhìn hốt hoảng, sợ hãi, để nụ cười luôn rạng rỡ trên khuôn mặt trẻ thơ.

 

 

Theo GD&TĐ Online

Tệp đính kèm