Cập nhật: 20/08/2009 21:57:11 Article Rating
Xem cỡ chữ

Hơn 2 tuần nữa, tiếng trống khai trường sẽ chính thức vang lên tại hơn 40 nghìn ngôi trường trên toàn quốc, báo hiệu một năm học mới bắt đầu. Ngày khai giảng cũng là Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường, vốn thiêng liêng đối với mỗi học sinh. Nhưng cũng lâu rồi, phần "lễ" thì nặng, phần "hội" thì nhẹ đã khiến ngày khai trường không ghi nhiều dấu ấn với học sinh.

Từ năm học 2008-2009, Bộ GD-ĐT đã triển khai phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và bước đầu đã thu được những kết quả tốt đẹp, trong đó có việc các trường đưa trò chơi dân gian, tiếng hát dân ca vào trường học. Nhiều câu lạc bộ, nhiều chương trình văn nghệ, nhiều cuộc thi được tổ chức để thầy trò và cả phụ huynh học sinh cùng sinh hoạt, vui chơi. Những việc làm ấy đã khiến cho trường học trở nên thân thiện hơn, đồng thời góp phần giáo dục về văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ và để bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ.

 

Phát huy kết quả ấy, chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009-2010, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các địa phương tổ chức lễ khai giảng có phần "lễ" trang trọng như những năm trước, song cũng phải có phần "hội" với các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian tươi vui, sinh động, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới. Đặc biệt, lễ đón học sinh lớp đầu cấp, những thành viên mới của ngôi nhà chung, phải được tổ chức chu đáo, có thể huy động phụ huynh học sinh cùng tham gia. Có thể hình dung, ngày khai trường năm học mới sắp tới, học sinh sẽ không phải ngồi nghe hết bài phát biểu này đến bài diễn văn khác, để rồi không còn gì đọng lại trong tâm trí và tình cảm của các em.

 

 

Theo Báo Hanoimoi

 

Tệp đính kèm