Với mục tiêu nâng cao chất lượng GD- ĐT, trong những năm qua ngành GD đã không ngừng đưa ra những giải pháp quan trọng như đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao năng lực quản lý, nâng cao năng lực đội ngũ GV...vv. Nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch chất lượng GD giữa các vùng miền, đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho GV các vùng khó khăn tiếp cận được những phương pháp GD hiện đại áp dụng trong giảng dạy, chúng ta đã coi việc bồi dưỡng GV là khâu đột phá.
Tuy nhiên, trên bình diện chung của cả nước, việc nâng cao chất lượng cho GV vùng khó cũng còn nhiều khó khăn.
“Theo ý kiến từ đại diện các sở GD-ĐT, đội ngũ GV bám trụ các vùng khó khăn đa phần GV trẻ, nhiệt tình, tích cực trong công tác GD, nhưng trình độ đào tạo không đồng đều. Một số GV thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy, khả năng tiếp thu, vận dụng phương pháp dạy học mới còn chậm. Trong khi đó, việc nâng chất lượng GD cho HS vùng khó là trách nhiệm nặng nề, đòi hỏi phải biết kết hợp nhiều phương pháp linh hoạt, mềm dẻo...”
Chia sẻ kinh nghiệm
Theo thống kê của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở- Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 981.221 GV, trong đó chiếm số lượng ít nhất chính là GV khối THPT với 138.737 người, cao nhất là GV TH - có 345.505 người. Tuy nhiên, tỉ lệ GV đạt chuẩn trở lên lại có sự khác biệt. Nếu như GV cấp TH chiếm cao nhất với 98,58% thì THPT xếp thứ 2 với 98,04%, đứng thứ 2 là THCS với 97,41%, MN là 94,74%, thấp nhất là GV nhà trẻ khi chỉ đạt 79,62%. Còn nếu xếp theo tỉ lệ dân tộc, GV nữ thì khối TH soán ngôi vị số 1. Ở cấp học này GV nữ chiếm tới 78,04% và có tới 11,39% là người dân tộc.
Nếu so với mặt bằng trình độ thì khoảng cách chênh lệch đạt chuẩn và trên chuẩn không lớn. Nhưng điều quan trọng là việc bồi dưỡng, giúp cho GV các vùng khó khăn có được điều kiện thuận lợi tiếp cận và sử dụng được các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại, lấy HS làm trung tâm (CMM) lại là vấn đề không dễ. Bởi thực tế, đặc thù của những vùng này là kinh tế khó khăn, đời sống người dân còn nghèo nàn, lạc hậu, CSVC thiếu thốn, giao thông đi lại khó khăn. Trong khi đó không ít GV miền xuôi, đặc biệt là GV các thành thị lớn trong cả nước đa số đã áp dụng thành thạo khoa học kỹ thuật hiện đại trong giờ dạy và học. Ngược lại, đại đa số GV vùng khó chưa có được trang thiết bị hiện đại, chưa có điều kiện học hỏi, sử dụng các phương tiện hiện đại cho giờ dạy học của mình. Do vậy, trình độ sư phạm rơi vào tình trạng dạy theo lối mòn. Tư duy cũ không còn phù hợp với cách dạy và học hiện đại ngày nay. Đây chính là rào cản ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng GD cho HS vùng khó.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, dưới sự quan tâm chỉ đạo của ngành GD, trong đó phải kể đến sự hợp tác tài trợ của một số tổ chức quốc tế, GD vùng khó đã được quan tâm, đầu tư nhiều hơn. Tất cả không ngoài mục tiêu nâng cao chất lượng GD vùng khó. Theo đánh giá của tổ chức Oxfam Anh việc tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng GV tiểu học tại Việt Nam đã được tiến hành chọn mẫu ở 4 tỉnh đại diện cho đặc trưng các vùng miền khác nhau của việt Nam. Ở miền Bắc, Oxfam Anh đang thực hiện tại tỉnh miền núi Lào Cai với thời gian cấp huyện 10 năm và cấp tỉnh 2 năm. Hà Tĩnh là tỉnh đại diện cho miền Trung và đã kết thúc sau 10 năm thực hiện. Đăk Nông- Tây Nguyên là vùng mới thực hiện dự án. Trà Vinh đại diện cho miền Nam nhưng cũng đã thực hiện được 9 năm cấp huyện và 2 năm cấp tỉnh.
Điều phối viên Chương trình GD Oxfam Anh Vũ Thị Thanh Hoa cho biết mục tiêu của Dự án nhằm: Góp phần cải thiện điều kiện học tập cho trẻ; đảm bảo sự bình đẳng về giới; Hỗ trợ cải thiện chất lượng giảng dạy và kết quả học tập thông qua việc áp dụng phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm; thay đổi thái độ của phụ huynh về việc cho con đi học. Chương trình chia làm 2 giai đoạn cấp huyện và cấp tỉnh. Cấp triển khai đầu tiên là ở cấp huyện với việc tập huấn GV về phương pháp CCM thông qua 8 chuyên đề cụ thể. Giai đoạn 2 tiến hành ở cấp tình nhằm củng cố mô hình CCM ở cấp huyện, nhân rộng mô hình cấp tỉnh. Kết quả cho thấy Dự án này không chỉ giúp trẻ yêu trường, không chỉ đến trường mà còn thích đến trường học tập. CCM đã cải thiện chất lượng GD thông qua chất lượng giảng dạy của GV thông qua việc bồi dưỡng, tập huấn GV.
GĐ Sở GD-ĐT Lào Cai Trương Kim Minh chia sẻ: Toàn tỉnh có 241 trường TH với hơn 6 vạn HS, trong đó HS dân tộc thiểu số chiếm khoảng 70%. Sapa là huyện thí điểm đầu tiên, từ năm 2003-2006, tập huấn nguồn từ 9 GV lần thứ nhất đến nay đã có 153 GV nguồn. Năm học 2007-2008 Sở chọn ra 104 GV nguồn cốt cán được tập huấn bởi các tư vấn trong nước cho tất cả 9 huyện thị toàn tỉnh. Và đến năm học trước Lào Cai đã nhân rộng được 460 GV mẫu nay con số này chiếm hơn 1000 người. Tuy nhiên, CCM mới chỉ với tới được 11% số GV ở Lào Cai, tương đương với 39% số trường ở tỉnh này đã được bồi dưỡng. Mục tiêu của Lào Cai là trong năm học mới này CCM sẽ nhân rộng ra 100% trường TH. Kinh nghiệm của Lào Cai là vừa nâng cao trình độ, phương pháp cho GV nhưng đồng thời nâng cao trình độ kỹ thuật giúp GV thành thapọ kỹ thuật dạy học.
Năm 2005 khi khai thác dự án mới chỉ có 32 GV nguồn, sau tập huấn được 108 GV mẫu. Nếu cách đây 2 năm mô hình CCM ở Trà Vinh mới với tới được 30% trường học toàn tỉnh thì 2 năm qua đã đạt con số 100%. Với đặc thù GD vùng khó trình độ đào tạo không đồng đều, từ đào tạo 9+3, 12+1, đào tạo cấp tốc, thiếu kinh nghiệm giảng dạy nhưng Bình Thuận cũng đã được hưởng từ Dự án GD cơ bản và đào tạo GV- BETT với giai đoạn 10 năm từ 1995-2005; hoặc Dự án Bồi dưỡng phương pháp học tập chủ động cho GV- VITAL...vv.
Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng GV
Việc các dự án tập trung vào việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho GV vùng khó trong thời gian qua đã thu được những thành công ban đầu. Đội ngũ GV đã thành thạo hơn về các thao tác kỹ thuật dạy học cũng như tổ chức hoạt động theo nhóm cho HS. HS mạnh dạn, tự tin hơn trong giờ học, sôi nổi khi học, chơi theo nhóm, tỉ lệ chuyên cần đạt từ 98% trở lên. Song việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho GV vùng khó vẫn còn gặp không ít khó khăn.
|
Đội ngũ GV đã thành thạo hơn về các thao tác kỹ thuật dạy học cũng như tổ chức hoạt động theo nhóm cho HS |
Ông Trương Kim Minh cũng cho rằng: Bồi dưỡng GV là vẫn đề lâu dài, có tính chất thường xuyên nhưng rất khó khăn, nhất là GD vùng khó. Hoặc Trưởng phòng TH-Sở GD-ĐT Trà Vinh Nguyễn Văn Lai cho rằng: Đội ngũ GV chuyên trách, GV nguồn phải có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc; CSVC phải đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tài liệu hoá kịp thời...vv. Còn Phó GĐ Sở GD- ĐT Bình Thuận Trần Sanh Nhẫn nhấn mạnh: trình độ Gv không đồng đều, lại trẻ tuổi nên ít có kinh nghiệm giảng dạy, nhất là khả năng tiếp thu và vận dụng phương pháp mới trong giảng dạy còn chậm, cho dù học rất nhiệt tình với công việc.
Định hướng bồi dưỡng GV
Tăng cường phát triển nghề nghiệp cho GV;
Chuẩn hoá công tác bồi dưỡng;
Chú trọng phát triển năng lực thực hành cho GV;
Bồi dưỡng dựa vào nhà trường
Phân cấp quản lý và tổ chức công tác bồi dưỡng GV.
Giám đốc Dự án Việt Bỉ, bà Nguyễn lăng Bình nhận xét: Dựa án đã góp phần bồi dưỡng, nâng cao phương pháp dạy và học sáng tạo cho GV tiểu học 14 tỉnh phía bắc như GD hoà nhập, CMC, tăng cường tiếng Việt, xây dựng trường học thân thiện, tạo điều kiện cho HS học theo nhóm, thông qua trò chơi, học theo góc, học theo Dự án. Đồng thời GV được bồi dưỡng kỹ năng SP như kỹ năng đặt câu hỏi, lắng nghe và phản hồi mang tính xây dựng...vv. Song khó khăn là giao thông miền núi đi lại vất vả. Dự án mới chỉ thực hiện ở phạm vi 14 tỉnh miền núi trung du phía bắc.
Theo quan điểm, của Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở thì muốn nâng cao chất lượng Gv vùng khó chúng ta cần tập trung vào một số giải pháp quan trọng như: Xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV và trường học một cách khoa học; Mô đun hoá chương trình bồi dưỡng để thiết lập các chương trình bồi dưỡng linh hoạt, mềm dẻo; cung ứng hệ thống học liệu linh hoạt phục vụ công tác bồi dưỡng; tăng cường năng lực cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng GV địa phương; XHH và tăng cường hợp tác quốc tế; tăng cường kiểm tra, giám sát; tạo động lực cho GV và các chủ thể tham gia vào công tác bồi dưỡng GV.
Theo Báo Giáo dục & Thời đại