Đó là quan điểm trong báo cáo Quốc gia Hiệp hội giáo viên nước Cộng hòa Indonesia trong Hội nghị Hội đồng giáo giới Asean lần thứ 25 vừa qua.
Chương trình “Trường học xanh”
Theo báo cáo này, trường học là cơ quan giáo dục chính thức với những bước phát triển bền vững từ mẫu giáo tới trung học. Trong suốt 12 năm, trẻ em dành thời gian học ở trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ và để trở nên có ích với chính mình, với cộng đồng và với đất nước khi sống trong cộng đồng. Vì vậy, thời gian và cường độ của các hoạt động được lên kế hoạch trước đã trở thành một diễn đàn chiến lược để quốc tế hóa thái độ trách nhiệm với môi trường.
Giáo dục ý thức môi trường sớm cho trẻ là một trong những yếu tố của GD vì phát triển bền vững
Liên quan đến trường học với tư cách là một phần của quá trình giáo dục vì sự phát triển bền vững, báo cáo này đã đưa ra “Chương trình trường học xanh”. Phạm vi chương trình trường học xanh bao gồm tất cả các lĩnh vực phát triển quản lý trường học như: Quá trình học tập và đào tạo; quản lý và tổ chức trường học; cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng; nhân sự; kinh phí; học viên, học sinh; sự tham gia của cộng đồng; môi trường trường học/ văn hóa.
Các hoạt động được thực hiện bằng cách áp dụng vào nội dung chương trình và quá trình học tập tại cấp tiểu học thông qua các khóa học chuyên đề. Bên cạnh đó là các hoạt động ngoại khóa. Cuộc thi vì môi trường sạch đẹp; dịch vụ cộng đồng; sắp xếp môi trường và nghệ thuật… là ví dụ về các hoạt động ngoại khóa mà trong đó môi trường trở thành đối tượng chính. Ngoài ra, các hoạt động khác có thể ở dạng sưu tầm các bài báo, các chương trình làm sạch..
Theo báo cáo này, một trong những dấu hiệu thành công của các hoạt động định hướng môi trường ở các trường học là sự kết hợp giữa tiềm năng môi trường với các hỗ trợ xung quanh khu vực trường học như: sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có tại trường học và môi trường lân cận; sử dụng phương tiện và nguồn lao động mà các bên/ tổ chức có, kết hợp được với các hoạt động ngoại khóa; không gây ảnh hưởng tới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường; phát hành thẻ hoạt động ngoại khóa đi kèm với những tiện ích và lệ phí.
Học sinh là đối tượng chính
Báo này đưa ra quan điểm, học sinh là đôi tượng chính nhưng không phải là mục tiêu của hoạt động môi trường. Vai trò của học sinh trong trường học định hướng môi trường chính là sự tích cực tham gia vào các hoạt động môi trường trong trường học; thay đổi cái nhìn, thái độ và hành vi thân thiện với môi trường (như giữ gìn môi trường sạch sẽ và trật tự, bảo vệ cây xanh trong trường; chăm sóc môi trường ở bất kỳ đâu…).
Hiệu trưởng có vai trò là người áp dụng định hướng môi trường một cách phù hợp vào nhà trường. Chương trình trường học định hướng môi trường được thực hiện dưới hình thức hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngày có thể là một chương trình được đưa vào các khóa học có liên quan. Ở cấp tiểu học, chương trình sẽ được áp dụng cho mọi lớp học, từ lớp 1 đến lớp 5 dưới dạng chuyên đề. Hoạt động ngoại khóa ở trường có thể do một người phụ trách mà không làm thay đổi cấu trúc vốn có của tổ chức…
Giáo viên sẽ là người điều phối và thực hiện các hoạt động môi trường như: Lên kế hoạch phát triển các hoạt động ngoại khóa mang tính chất môi trường bằng cách kêu gọi giáo viên, Ban giám hiệu và các nguồn tuyên truyền khác; phối hợp thực hiện chương trình; tiến hành đánh giá về việc thực hiện chương trình.., đồng thời tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa; đồng bộ hóa các khóa học tương ứng và kết hợp vào chương trình giáo dục môi trường.
Theo GD & TĐ Online