Cập nhật: 29/04/2009 23:25:22 Article Rating
Xem cỡ chữ

Một nhà thiên văn kiêm nhiếp ảnh gia người Mỹ chụp được bong bóng khổng lồ khi quan sát vũ trụ bằng kính thiên văn. Nó đã tồn tại được 7 vạn năm và có chiều rộng tương đương 60 năm ánh sáng.

Tiến sĩ thiên văn Don Goldman tại bang California (Mỹ) cho biết, ông nhìn thấy bong bóng khi nghiên cứu bầu trời qua kính thiên văn ở phía nam Australia bằng máy tính tại nhà riêng, vào một buổi sáng sớm. Ông đặt tên nó là S380. "Từ máy tính tôi có thể điều khiển kính thiên văn tại Australia. Tôi đã cho nó bám theo S380 suốt đêm và chụp rất nhiều ảnh", Goldman kể.

 

Nằm ở giữa bong bóng là một ngôi sao có khối lượng gấp 20 lần mặt trời và có tên Wolf-Rayet. Khi ngôi sao chết nó thổi ra bụi khí tạo nên những cơn gió cực mạnh. Những cơn gió này tạo nên bong bóng. Cuối cùng ngôi sao sẽ nổ tung, tạo thành một supernova (vụ nổ siêu lớn).

 

"S380 là giai đoạn cuối của một ngôi sao đang hấp hối. Nó không đối xứng nên không phải là một bong bóng hoàn hảo", Goldman nói thêm.

 

Tiến sĩ Robert J Nemiroff, một chuyên gia vật lý thiên văn của Đại học kỹ thuật Michigan (Mỹ) nhận xét: "Được tạo nên từ những cơn gió mạnh, S380 nằm cách chúng ta 5.200 năm sánh sáng. Đường kính lớn nhất của nó dài khoảng 60 năm ánh sáng. Chúng tôi ước tính tuổi của bong bóng vào khoảng 70.000 năm".

 

 

Theo VnExpress

Tệp đính kèm