Trong giai đoạn 2006 - 2010, Chương trình Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ vật liệu (KC.02/06-10) đã hoàn thành 247 sản phẩm trong đó có 112 loại vật liệu, 23 loại máy móc - thiết bị, 5 dây chuyền công nghệ và 134 quy trình công nghệ... Thành quả đó là cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, góp phần tăng doanh thu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
Nhiều sản phẩm có ý nghĩa thực tiễn
Tại hội nghị Tổng kết Chương trình KC02/06-10, GS.TSKH Thân Đức Hiền - Chủ nhiệm Chương trình cho biết, với mục tiêu nâng cao khả năng lựa chọn, tiếp thu, làm chủ và cải tiến công nghệ trong một số lĩnh vực như công nghệ điện tử, quang điện tử, vật liệu hợp kim chất lượng cao, vật liệu y sinh và vật liệu có cấu trúc nano... 5 năm qua tập thể các nhà khoa học đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao về mặt thực tiễn, cũng như có nhiều ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội. Trong số 274 sản phẩm của Chương trình, có có 112 loại vật liệu, 23 loại máy móc - thiết bị, 5 dây chuyền công nghệ và 134 quy trình công nghệ, trong đó có 55 loại sản phẩm đã bắt đầu được thương mại hóa như: vật liệu polyme siêu hấp thụ nước, túi cao su trữ nước, đệm hơi, ống tuột, các loại vật liệu composit vật liệu polyme chất lượng cao, vật liệu gốm sứ, lõi neo cáp bê tông dự ứng lực, gối cầu cao su cốt bản thép, vật liệu fucoidan tinh chế, vật liệu kích thích sinh trưởng, vật liệu ứng dụng trong lĩnh vực chiếu sáng... Một số sản phẩm của Chương trình như các cảm biến điện hóa, cảm biến khí, các vật liệu có kích thước nano ứng dụng trong lĩnh vực doanh nghiệp sinh hóa, lĩnh vực chiếu sáng, vật liệu xúc tác dùng cho việc tăng cường thu hồi dầu... là những sản phẩm tiên tiến có giá trị gia tăng cao.
Nhiều đề tài, dự án vinh dự được nhận Cup vàng Techmat ASEAN+3 và giải thưởng Vifotec 2010 như: Dự án Hoàn thiện công nghệ chế tạo polymer siêu hấp thụ nước ứng dụng để giữ ẩm và cải tạo đất, đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu nanochitosan ứng dụng trong dược phẩm, sinh học và nông nghiệp…. Đặc biệt với Đề tài Chế tạo lõi neo cáp bê tông dự ứng lực thay thế lõi neo nhập ngoại (KC.02.21), các tác giả là những người đầu tiên chế tạo thành công lõi neo ở Việt Nam bằng quy trình công nghệ tự nghiên cứu xây dựng với các điều kiện hoàn toàn có thể thay thế được bằng nguyên vật liệu và thiết bị trong nước. Kết quả thành công của đề tài đã mở ra một ngành mới tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu bức thiết của đất nước trong giai đoạn xây dựng phát triển mạnh, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang phải nhập khẩu toàn bộ lõi neo.
Tuy nhiên, theo GS.TS. Nguyễn Việt Bắc – Phó chủ nhiệm Chương trình, việc tìm đầu ra cho sản phẩm hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, bởi một số sản phẩm rất mới so với thị trường, một số sản phẩm cần sự hỗ trợ về quy định của Nhà nước. Ngoài ra còn có những khó khăn khác mà Chương trình gặp phải như các quy định về cơ chế quản lý tài chính, quy định về thang điểm xếp loại đề tài... còn nhiều bất cập, chưa hợp lý. Vì vậy trong tổng số 31 nhiệm vụ của Chương trình không có một đề tài, dự án nào đạt tiêu chí xuất sắc mặc dù các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm có thể vượt so với hợp đồng đề ra.
Sức hút đối với cộng đồng nhà khoa học
Theo GS.TSKH Thân Đức Hiền, Chương trình KC.02/06-10 có sứác hút lớán đốëi vớái đội ngũ các nhà khoa học. Cụ thể có 129 tiến sĩ, 56 thạc sĩ, 105 kỹ sư, cử nhân có trình độ cao đến từ 7 trường đại học, 10 viện nghiên cứu và 34 doanh nghiệp thuộc 7 Bộ, ngành tham gia thực hiện. Bên canh đo, Chương trình đã đăng được 14 bài báo trên cac tạp chí quốc tế, 147 bài trên các tạp chí trong nước, 35 công trình được đăng ở kỷ yếu hội nghị quốc tế, 2 cuốn sách chuyên khảo và 4 cuốn kỷ yếu hội thảo do Chương trình tổ chức thực hiện. Ngoài ra, Chương trình đã đào tạo được 60 thạc sĩ và tham gia đào tạo 31 tiến sĩ; đã đăng ký 30 phát minh sáng chế và sở hữu trí tuệ trong đó 2 phát minh sáng chế đã được cấp bằng...
Bên cạnh đó, khả năng tổ chức triển khai một nhiệm vụ khoa học của chủ nhiệm đề tài và các chủ nhiệm đề tài nhánh và tập thể nghiên cứu cũng được nâng lên một cách đáng kể. Có nhiều đề tài, dự án có cán bộ nghiên cứu chính làm việc ở các viện nghiên cứu và trường đại học khác nhau, dẫn tới việc khai thác tốt các thế mạnh về trang thiết bị của các đơn vị và làm cho kết quả khoa học phong phú và đa dạng hơn. Việc phối hợp tốt giữa một số dự án thử nghiệm của Chương trình với các doanh nghiệp cũng đã đưa được sản phẩm chế tạo vào phục vụ đời sống xã hội như dự án KC.02.DA01, Dự án KC.02.DA04, Đề tài KC.02.05, Đề tài KC.02.10 và nhiều dự án, đề tài khác.
Có thể nói, việc thực hiện thành công các kết quả các các đề tài, dự án trong Chương trình đã tạo ra các quy trình công nghệ tiên tiến, các loại vật liệu mới, các thiết bị khoa học mới với giá thành hạ. Đó cũng là nền tảng để nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm cuối cùng, góp phần tạo thêm việc làm, tăng doanh thu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở Việt Nam... Trên cơ sở đó, Chương trình KH-CN về công nghệ vật liệu trong giai đoạn 2011-2015 sẽ tập trung vào các mục tiêu chính là công nghệ khai thác và chế biến vật liệu thô xuất khẩu, vật liệu có kích thước nanomet, vật liệu trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng, vật liệu polyme-compozit, vật liệu bảo quản, tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, vật liệu chuyên dụng trong lĩnh vực y tế và thuốc chữa bệnh...
Theo Báo điện tử Đại biểu ND