Vải tự làm sạch sẽ được dùng nhiều ở các nước vùng nhiệt đới. Những nỗ lực tạo ra một chất hóa học làm ra vải có thể tự làm sạch đang gặt hái được thành quả ở Trung Quốc.
Các kỹ sư vừa tạo lên một chất hóa học khiến các vật liệu cotton tự làm sạch các vết bẩn và loại bỏ mùi khi được phơi ra ánh sáng.
Các nhà nghiên cứu nói rằng đây là cách rẻ tiền, không độc hại và thân thiện với môi trường.
Các chuyên gia bán lẻ nói rằng phát kiến này có thể tạo ra nhu cầu lớn của khách hàng.
Nghiên cứu được tiến hành tại ĐH Giao thông Thượng Hải và ĐH Hồ Bắc tập trung vào chất titanium dioxide, một chất hóa học nổi tiếng là “chất xúc tác siêu việt trong việc làm giảm chất gây ô nhiễm hữu cơ”. Chất này đã được sử dụng trong các cửa sổ tự làm sạch, tất không mùi và gạch lát bếp, phòng tắm.
Những nỗ lực ban đầu nhằm mở rộng việc sử dụng chất này để tạo ra vải cho thấy còn giới hạn vì các tính chất tự làm sạch của nó chỉ phát huy tác dụng khi ở dưới tia cực tím, điều khiến nó kém thực tế để sử dụng hàng ngày.
Để thử tính hiệu quả của phát minh trên, các kỹ sư đã đánh dấu những mảnh vải bằng một vệt nhuộm màu cam và phơi dưới ánh nắng. Sau 2 tiếng phơi, nhóm nghiên cứu cho biết 71% vết bẩn đã bị loại bỏ - một cải tiến đáng kể so với các kỹ thuật trước.
Theo Hà Châu/GD & TĐ Online