Cập nhật: 16/06/2012 10:55:21 Article Rating
Xem cỡ chữ

Mặt Trăng luôn luôn giấu kín phía bên kia của mình. Hình dáng ra sao? Có gì đặc biệt? Câu trả lời đang rõ dần.

Các nhà khoa học mới đây cho rằng, nửa bên kia của Mặt trăng là những ngọn núi lửa hoạt động khoảng 800 triệu năm trước.

 

Các tác giả đã phân tích các dữ liệu do Trạm thăm dò LRO thu được. Các máy móc trên trạm đã ghi lại thành tạo “đáng ngờ” giữa 2 vết nứt lớn - vết Compton và Belkovitch - từ phía sau của vệ tinh này, mà từ Trái đất chưa bao giờ có thể nhìn thấy. Thành tạo có kết cấu hình vòm với những bậc nghiêng.

 

Chiều rộng của đáy “vòm” dao động trong khoảng 800 mét đến 5 kilomet. Chiều cao tới 6 kilomet. Theo các nhà khoa học, “địa hình” này (cứ tạm dùng thuật ngữ tương đương của Trái đất) tạo ra khi khối dung nham từ lòng Mặt trăng qua các vết nứt phun trào lên bề mặt và dần dần đông cứng lại.

 

Kết quả nghiên cứu chỉ ra dung nham tràn trên Mặt trăng chứa một lượng lớn kim loại Thori phóng xạ.

Việc phân tích quang phổ của những lớp địa tầng của các núi lửa đã tắt chứng tỏ rằng chúng chứa một lượng lớn silic. Đây là điều bất thường đối với Mặt trăng vì trong các lớp đất đá khác trên đó không xảy ra quá trình dẫn tới sự trầm lắng của silic.

 

Gần đây, một nhóm các nhà khoa học khác cũng dựng lên hình ảnh tỷ mỉ nhất cho đến nay phía sau của Mặt trăng và đều sử dụng những bức ảnh mà Trạm thăm dò LRO đã chụp được.

Các tác giả đã công bố những gì mình tìm được trên Tạp chí Nature Geoscience và tóm tắt trên Space.com.

 

Theo Vietnamnet 

Tệp đính kèm