Cập nhật: 08/08/2011 15:14:51 Article Rating
Xem cỡ chữ

Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân t ộc cho biết: ngày 11-12/8 tới đây sẽ tiến hành tổng kết dự án "Sân khấu học đường" giai đoạn 2007-2010 tại Hà Nội với sự tham dự của các trường học đã tham gia dự án.

Tối 11/8, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, các em học sinh của Đồng Tháp, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nghệ An, Hải Phòng sẽ biểu diễn báo cáo các bộ môn cải lương, dân ca, tuồng, ca kịch ví dặm và chèo. Riêng Đà Nẵng sẽ diễn trích đoạn "Kim Lân biệt mẹ" trích trong vở tuồng cổ "Sơn Hậu" với ban nhạc tuồng của chính các em học sinh.

 

Buổi tổng kết sắp diễn ra, các đại biểu sẽ thảo luận về nhiều khía cạnh của dự án "Sân khấu học đường" sau khi hoạt động thực tiễn. Trong đó có vấn đề giáo dục nghệ thuật truyền thống trong nhà trường; công tác giảng dạy, truyền nghề hát, diễn tuồng, cải lưong, dân ca cho học sinh; những thành công, tồn tại sau nhiều năm thực hiện dự án...

 

Sau 10 năm thực hiện, dự án "Sân khấu học đường" đã đến với các em học sinh ở 29 tỉnh, thành phố trên khắp 3 miền của Tổ quốc. Dự án đã đạt được hiệu quả to lớn với hàng ngàn học sinh được tiếp cận, học, thực hành biểu diễn các bộ môn nghệ thuật sân khấu truyền thống như : tuồng, chèo, cải lương, ca kịch ví dặm Nghệ Tĩnh, dân ca miền Trung, bài chòi...Các sở Giáo dục và Đào tạo nơi có các trường tham gia dự án đều đánh giá tốt dự án và mong muốn dự án được tiếp tục.

 

Trong cuộc gặp gỡ với giới báo chí ngày 5/8 tại Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc khẳng định rằng: Dự án "Sân khấu học đư ờng" là việc làm đúng đắn của Nhà nước, là giải pháp cứu cánh cho sân khấu truyền thống dân tộc đang khủng hoảng, mất khán giả nghiêm trọng. Dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu nghệ thuật truyền thống cho thế hệ trẻ, đào tạo một lớp diễn viên nghệ thuật truyền thống nghiệp dư, phát hiện các nhân tài để đào tạo thành diễn viên chuyên nghiệp kế cận...Bên cạnh hiệu quả đạt được, Dự án vẫn còn gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ để có thể tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

 

Nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: Dự án sân khấu học đường cần tiếp tục được duy trì vì nếu không hướng tới khán giả, quan tâm đào tạo lực lượng làm nghề kế cận thì nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong tương lai sẽ trở thành "cổ vật" vì không sống nổi trong đời sống nhân dân. Các nhà hát nghệ thuật truyền thống sẽ trở thành những bảo tàng, nơi lưu giữ v ăn hóa phi vật thể của dân tộc mà thôi.

 

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang đề nghị đưa môn nghệ thuật truyền thống trong đó có sân khấu vào giảng dạy chính thức trong các trường học như các môn âm nhạc, mỹ thuật.../.

 

 

Theo TTXVN

Tệp đính kèm