Cập nhật: 03/03/2011 23:33:44 Article Rating
Xem cỡ chữ

Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hoặc huyết sắc tố hoặc hematocrit dưới mức bình thường so với người cùng tuổi, cùng giới khoẻ mạnh.

Thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân do chấn thương, sau phẫu thuật, do giun móc, tóc, rong kinh, trĩ, loét dạ dày - tá tràng, do thuốc hoặc hóa chất. Trong quá trình điều trị thiếu máu phải kết hợp điều trị nguyên nhân với dùng thuốc hoặc với điều trị triệu chứng và bồi dưỡng cơ thể.

 

Các thuốc điều trị thường gặp:

 

- Sắt

Ở người bình thường, nhu cầu sắt hàng ngày khoảng 0,5 - 1 mg . Nhưng đối với phụ nữ giai đoạn có kinh nguyệt hoặc có thai, cho con bú nhu cầu sắt cao hơn.

 

Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu, mà còn thay đổi chức năng của nhiều enzym quan trọng. Do vậy, bổ sung sắt là biện pháp rất quan trọng để điều trị thiếu máu nhược sắc.

 

Nguồn cung cấp sắt hàng ngày cho cơ thể chủ yếu từ các thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Thức ăn chứa nhiều sắt như gan, tim, trứng, thịt nạc, giá đậu, hoa quả.

 

Khi bổ sung bằng thức ăn không đủ cần bổ sung bằng thuốc. Tuy nhiên khi uống viên sắt có thể gặp các hiện tượng như:  lợm giọng, buồn nôn, nôn, táo bón, tiêu chảy, kích ứng đường tiêu hóa...

 

- Vitamin B12

 

Tế bào cơ thể không tự tổng hợp được vitamin B 12. Nguồn cung cấp vitamin B 12 nhiều nhất là gan, thịt, cá, trứng. Trong thực vật không có vitamin B 12. Thiếu vitamin B 12 có thể do: Cung cấp không đầy đủ, bị các bệnh như viêm ruột, cắt hỗng tràng...

 

Khi thiếu vitamin B 12 gây nên thiếu máu ưu sắc hồng cầu to (thiếu máu ác tính Biermer), tổn thương neuron hệ thần kinh: phù nề, gây rối loạn cảm giác, vận động ở chi, rối loạn trí nhớ, rối loạn tâm thần.

 

 Không dùng thuốc cho người dị ứng với thuốc và ung thư các thể khác nhau.

 

- Acid folic (vitamin B9)

 

Acid folic không chỉ có nhiều trong thịt, cá, trứng, gan, men bia mà còn có trong rau xanh, hoa quả. Khi nấu chín thức ăn, đặc biệt là rau xanh thfi có tới 90% acid folic bị phân hủy.

Acid folic được dùng trong các trường hợp: Thiếu máu hồng cầu to không có dấu hiệu tổn thương thần kinh; Thiếu máu tan máu; Giảm bạch cầu hạt, mất bạch cầu hạt; Dự phòng thiếu hụt acid folic khi dùng một số thuốc; Phụ nữ có thai, cho con bú.

 

-  Các thuốc chống thiếu máu khác

 

Ngoài sắt, acid folic và vitamin B 12 thì vitamin B2, vitamin B6, đồng và Cobalt cũng có tác dụng chống thiếu máu.

 

 

Theo SK & ĐS Online

Tệp đính kèm